Patrick Winn
Diễn Đàn Công Nhân dịch
Hy vọng tiêu tan
“Mặc dù dòng chảy xin visa con lai đã trở nên nhỏ giọt, nhưng nó vẫn còn tồn tại.” Rebecca Dodds làm việc ở Cục Tư vấn Ngoại vụ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết.
“Cùng với thời gian, những trường hợp nhập cảnh thông qua chương trình này đang giảm xuống. Nhưng chúng ta không nhận thấy bất cứ pháp lệnh hiện tại nào để chấm dứt chương trình” Dodds cho biết thêm mặc dù có tin đồn nhưng những người nộp đơn mới vẫn được thông qua.
Trước đó các viên chức lãnh sự không hề có đòi hỏi khó khăn nào đối với những người nộp đơn, nhưng ngày nay họ thường yêu cầu giấy chứng nhận cư trú (sổ hộ khẩu) của cha mẹ người nộp đơn hoặc khai sanh. Có rất nhiều những loại giấy tờ đó chưa bao giờ được cấp trong thời gian chiến tranh Việt Nam hoặc bị phá hủy sau ngày giải phóng.
Hầu như những con lai đã được nhập cảnh sang Mỹ đều có các chứng cứ vững chắc. Hy vọng của những người con lai còn kẹt lại là tìm kiếm cha ruột của họ thông qua internet và thuyết phục người cha làm xét nghiệm so sánh DNA. Tuy nhiên, những người lao động mù chữ lại không thể truy cập Google, tìm kiếm thu thập bằng những chi tiết mơ mồ và chọn lọc các kết quả.
Và những việc như vậy đã được một người cảm tình với những con lai Mỹ thực hiện. Đó là Brian Hjort một thợ sơn nội thất người Đan Mạch. Mặc dù không có liên hệ gì đến chiến tranh Việt Nam, nhưng Hjort bị ám ảnh bởi việc tìm kiếm các cựu quân nhân đã phải rời bỏ con mình.
Hjort, 40 tuổi, đã liên hệ với những người con lai từ đầu thập niên 1990 khi anh tình cờ gặp những trẻ mồ côi chiến tranh khi đi du lịch bao lô tại Tp.HCM. Hjort đã dành nhiều thời gian rảnh và tiền bạc để liên hệ con lai với người cha thất lạc của họ. Anh đã giúp đỡ thành công hàng chục “trường hợp hết cách”.
Hjort nói: “Tôi chỉ google và tìm trên facebook tên người, đơn vị, nhóm cựu chiến binh và những hình ảnh được đăng tải trên đấy.” Hjort đã thành lập một website mang tên FatherFounded.org để lưu trữ dữ liệu về hình ảnh và thông tin cá nhân của con lai. Hjort nói thêm: “Chỉ cần làm một trường hợp thành công cũng khiến bạn điên đầu vì bạn đang phải cố gắng trở ngược thời gian 40 năm trước.”
Cha: Tên: James V Belair N Ghi chú: Con gái sinh tại An Khe hoặc Bong son năm 1968. Nguồn: FatherFounded.org |
Một vài trường hợp đi vào khó khăn khi Hjort hết tiền cho việc thử DNA hoặc cho các lộ trình tìm cha tại Mỹ. Hjort nói: “Tôi đang cần sự giúp đỡ.”
Thậm chí khi Hjort may mắn tìm ra nơi ở của người cha thì gia đình họ không phải lúc nào cũng đón tiếp một người lạ châu Âu tiết lộ về những đứa con ở một vùng đất xa xôi.
Hjort cho biết: “Họ thậm chí khá thô lỗ. Hai lần những người như vậy muốn đưa tôi ra tòa với tội danh quấy rối.”
Còn những người chấp nhận sự thật thì thường phải trả giá đắt.
James Copeland, 65 tuổi, cựu chiến binh Mỹ sống tại miền Bắc Mississippi đã giữ bí mật về đứa con gái lai nửa dòng máu Việt Nam cho đến hôm nay. Ông nói: “Đó là khoảng thời gian dài 40 năm đầy lo âu.”
Khi quân dịch 14 tháng của ông kết thúc năm 1970, ông buộc phải rời bỏ người tình Việt Nam đang mang thai. “Chúng tôi mất liên lạc. Những người mà tôi biết khi còn ở đó đã dời đi nơi khác. Tôi không còn cách nào liên lạc.”
Thông qua Hjort, ông đã tìm thấy con gái của mình đang sống tại Pennsylvania cùng với mẹ cô, người tình cũ của ông. Bà cũng chuyển đến Mỹ sau khi được đứa con lai bảo lãnh vào thập niên 1990.
Ông nói: “Tôi cảm giác gánh nặng đã được dỡ bỏ.” Tuy nhiên người vợ hiện tại của ông lại cảm thấy hoàn toàn ngưọc lại.
Ông nói tiếp: “Tình trạng ở nhà tôi trở nên tồi tệ. Tôi vẫn không biết hậu quả như thế nào với vợ và những đứa con hiện tại.” Giọng ông run rẩy: “ Sau tất cả những năm tháng đó, tôi đã cố gắng bỏ đi một đoạn đời của mình. Nhưng bạn không thể làm như vậy.”
“Trong vùng chiến, một là bạn điều chỉnh môi trường xung quanh, một là bạn không làm như vậy. Tôi nghĩ tất cả chúng tôi đều phạm sai lầm. Tôi có những người bạn có thể cũng đã bỏ lại đứa trẻ, nhưng họ không muốn tìm kiếm. Họ chỉ muốn quên đi.”
Hjort nói: “Sau nhiều năm, nguyên nhân dẫn đến nạn con lai đã mất đi sự lôi cuốn.”
Những đứa con lai không còn là những đứa trẻ với đôi mắt nai, đáng thương đã khiến Hạ nghị sĩ bang Connecticut Stewart McKinney nói rằng nạn con lai là “điều xấu hổ cho quốc gia” vào thập niên 1980.
Họ già đi, cằn cỗi và đôi khi bệnh tật. Vì vậy có rất nhiều cựu chiến binh nói rằng: “Hoa Kỳ đã thực hiện đủ để nói, ‘Này, chúng tôi đã làm rồi nhé’ và bỏ những đứa con lai còn lại phía sau.”
Hầu như chẳng một ai chấp nhận đứa con lai như Dang, người luôn e sợ cha mình mất đi và phải trông cậy vào kết quả DNA với những người họ hàng xa ở Mỹ.
“Mẹ kể rằng bà đã chụp lấy tôi để ngăn cha đem tôi lên máy bay trước khi ông rời khỏi. Lúc đó tôi đã gần như được đi rồi. Tôi sẽ không thôi cố gắng.” Dang nói.
Hàng mới vừa về với các mẫu
Trả lờiXóaxe điện cân bằng
2 bánh thông mình giá rẻ siêu đẹp cho phong cách sử dụng chính bạn có tại decalsaigon.
ốp lưng điện thoại note 7
Trả lờiXóaốp lưng điện thoại note 7
Trả lờiXóa