Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

Bọ Lập Bolero – Bolero Bọ Lập

Lê Huy

                       

Ở VN, từ giữa tháng 11 và 12-2014, đài truyền hinh Long An có phát đi 1 chương trình tường thuật cuộc thi âm nhạc, mang tên “Solo cùng Bolero” rất hấp dẫn…gồm nhiều bài hát đã được kiểm duyệt, cho phép. Nhưng, nếu ở thời điểm chục năm về trước thì đó là những ca khúc bị rè bỉu, bị gọi là “nhạc vàng”, bị cấm lưu hành và biểu diễn !(?) . Trong 2 năm 2012, 2013 vừa qua, trên báo chí và các trang mạng ở VN cũng xảy ra nhiều cuộc tranh cãi của giới văn nghệ sỹ, nghiên cứu và biểu diễn về dòng nhạc Bolero (thường bị gọi là “Sến”, đồng nghĩa với “tầm thường, mạt hạng, rẻ tiền”, thậm chí là phản động v.v…) – Có lẽ, vì
cuộc tranh cãi xôn xao đó, nên đài RFI đã có bài này ? Đại khái là : ” Bolero là một vũ điệu truyền thống của Tây Ban Nha, khai sinh vào cuối thế kỷ XVIII. Còn tại Cuba, bolero là một trường phái âm nhạc ra đời vào cuối thế kỷ XIX. Phạm trù và ngữ cảnh giúp cho ta phân biệt một bên là vũ điệu của vương triều Tây Ban Nha, còn bên kia là điệu nhạc dân gian đến từ Cuba.” (theo bài “Nguồn gốc khai sinh dòng nhạc Bolero cubano” RFI.) và: “Sức hấp dẫn của bolero không chỉ nằm trong giai điệu tình tứ ngọt ngào mà còn nằm trong nhịp điệu du dương lãng mạn, có thể hoà quyện nuôi dưỡng nhiều dòng nhạc khác để cho ra đời latin jazz, bolero song, bolero salsero, bolero ranchero … Một khi lên ngôi nhờ các bài hát như Besame Mucho (1941) và Historia de un Amor (1955) mỗi bài đều có hàng ngàn phiên bản ghi âm, dòng nhạc bolero trải qua một thời kỳ huy hoàng trong nhiều thập niên liền.” (RFI)

Qua bài về lịch sử Bolero này, giúp ta hiểu vài điều :

– Bolero là một dòng nhạc dân dã hấp dẫn có từ lâu đời, nó gần giống dòng nhạc “đồng quê” ở Mỹ, nhưng nó có lịch sử xa xưa sang trọng, dịu nhẹ, rộng rãi và dễ hiểu hơn “đồng quê” Mỹ.

– Cuộc tranh cãi về các bản Bolero ở VN xuất phát từ sự thiếu hiểu biết đây đủ về nguồn gốc phát sinh, nhu cầu văn hóa, tầm ảnh hưởng của dòng nhạc… từ 1 số người làm nhạc và nghiên cứu âm nhạc “quốc doanh”, họ bị thứ định kiến với “nhạc vàng”, các ca khúc nhạc nhẹ, được sáng tác tự do (từ trước năm 1975 ở miền Nam VN) ca ngợi quê hương, tình yêu đôi lứa, nhưng mang đậm tính nhân bản riêng tư tự nhiên của con người ; nó không có “tính đảng” hay hơi hướng chính trị nào hết…Nó dành cho buồn vui với mọi thân phận người…vì thế, nó bị coi là “Sến” ! Cứ gọi bừa là “sến”như vậy, nhưng có nhiều trong số họ cũng chẳng hiểu “Sến” là gì (?)… theo cái lối chê bai rất vô lối của “cường quyền” ! Cuối cùng, ta thấy từ thực tiễn xã hội rất hiển nhiên : chẳng có thứ cường quyền nào có thể thắng được tự nhiên và nhu cầu lành mạnh tự nhiên của lòng người ! Nhạc Bolero, hay “sến” vẫn cứ là âm nhạc ngân nga mãi trong lòng của đa số nhân dân ; Nó vẫn cứ vang vang, hàng ngày trên khắp các nẻo đường từ những chiếc xe tòong teng bán hàng rong, trong các nhà hàng khá sang trọng ở mọi đô thị và làng quê Việt… Bolero cứ tự nhiên vượt lên, thắng thế mọi rào cản, “định hướng đỏ” cứng nhắc của..”trên giời” !

– Rông dài thế là tui muốn ví Bọ Lập như nhạc Bolero (kể cả “Sến” cũng được) – nên 2 hôm nay tôi cứ thầm gọi : Bọ Lập Bolero – Bolero Bọ Lập, chúc An lành ! – Hi hi…dù chưa gặp Bọ Lập bao giờ !!!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét