Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Khôn cũng chết, dại cũng chết

Mr.Trần 

                                 


Chân đất mắt toét về triết học, chính trị học, kinh tế học thành thử lúng túng khi đề cập về chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tư bản. Có lần đọc được đâu đó, chỉ có các nước theo chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội mới hay dùng cái thuật ngữ “chủ nghĩa” cho việc xây dựng mô hình xã hội của mình, còn các nước được coi là “tư bản” chỉ là quy ước gọi cho nó… “tiện mồm” chứ họ chả có cái chuyện dùng một thứ “chủ nghĩa” nào để tổ chức quốc gia của họ. Những nước sau đi theo quy luật phát triển tự nhiên của xã hội loài người đồng thời hoàn thiện mô hình “thể chế tự do, dân chủ, và kinh tế tự do thị trường”, cho nên họ liên tục tiến lên.



Những nước gọi là “tư bản” chả theo cái ý thức hệ nào, họ dùng mọi nghiên cứu về triết học, kinh tế chính trị học để điều chỉnh và hoàn thiện mọi diễn biến diễn ra trong cái mô hình đang được cho là văn minh cập thời và dường như duy nhất phải theo.

Văn minh loài người đã chuyển sang kinh tế tri thức, computer. Tiến đến đâu nữa thì ngu hạ không biết mà lần, chỉ biết các nước gọi là “tư bản” theo kiểu ” tự do dân chủ kinh tế thị trường” sướng hơn, no đủ hơn, thoải mái tư tưởng hơn các nước XHCN là cái chắc. Xứ họ hiểu rõ lao động là vinh quang, có làm là có ăn, chả lo chi “bắt quả tang” cái chuyện tư duy, ăn nói hoặc xúc động này nọ.

Nhớ hồi còn nho nhỏ, ‘đồng chí’ Togliati tổng bí thư ĐCS Y-ta-li bày tỏ ước vọng được sang Mỹ để xem xem tại sao “người công nhân Mỹ gắn bó với thể chế Mỹ” thì mình chơm chớm động lòng nghi nghi !

Lớn lên chút, đọc câu của tổng thống Reagan, “chủ nghĩa cộng sản là một ví dụ lịch sử sai lầm của loài người phải khắc phục”, thì mình lúng túng nặng!


Thôi thì, chủ nghĩa nào, cũng như riêng lẻ ai ai rồi cũng đều Văn Điển hay Mai Dịch cả. Khôn cũng chết, dại cũng chết, chỉ có ai đó được sống cho ra sống khi còn sống trong cái mô hình “tự do dân chủ, kinh tế thị trường” là ăn may !!! Đúng đời may hơn khôn, các cụ dạy vậy thì nghe theo thế vậy cho nó đỡ “bức xúc”.

1 nhận xét: