Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

CHIẾN TRANH ĐÃ ĐI QUA 37 NĂM NHƯNG THÃM HỌA DO CỘNG SẢN VẪN CÒN NHƯ NGÀY NÀO: Nỗi đau bao phủ xóm nghèo

Revolution fist.jpg
Sáu mươi sáu năm đã trôi qua, ba thế hệ đã bị hy sinh: hy sinh chống Pháp để giành độc lập, hy sinh chống Mỹ để thống nhất đất nước, hy sinh làm những nông dân không có đất, và những công nhân không có tay nghề để đô thị hoá và công nghiệp hoá đất nước. Với đường lối điều hành đất nước như hiện nay, rõ ràng, Đảng và Nhà Nước đang tính hy sinh (luôn) thế hệ kế tiếp – thế hệ thứ tư !


Vụ cháy xưởng may mặc làm 14 người chết tại Yegoryevsk - Nga vào chiều 11-9 đã kéo theo không khí tang thương nơi những xóm nghèo ở các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình và Hải Dương

Nhận được tin con là Đặng Quang Ngọc mất từ chiều 12-9, ông Đặng Quang Võ, 43 tuổi, ngụ xóm 8, xã Bảo Thành, huyện Yên Thành - Nghệ An, liền điện thoại cho những người bạn của con tại Nga để hỏi thông tin nhưng tất cả đều không biết.
Không dám tin là sự thật

Tối cùng ngày, nhận hung tin từ một người bạn còn sống sót của con, gia đình ông Võ vẫn chưa tin vào tai mình và càng không dám tin vào sự thật phũ phàng đó. Nỗi mất mát quá lớn khi người con trai mới tròn 20 tuổi, xa nhà được nửa tháng đã gặp nạn trên đất khách quê người. “Cháu mới qua Nga được 15 ngày” - ông Võ lau nước mắt. Bà Phan Thị Tuyết (42 tuổi, mẹ Ngọc) ngất lịm khi nhận hung tin. Lúc tỉnh dậy, bà gào khóc: “15 ngày con đi là 15 ngày mẹ lo lắng, 15 ngày mẹ nhớ con, 15 đêm mẹ không ngủ được…”.

Nhà nghèo, Đặng Quang Ngọc sớm nghỉ học để phụ giúp gia đình. Thấy trong xã có nhiều người đi Nga làm việc nên Ngọc xin cha mẹ cho đi theo. Ngọc dò hỏi những người quen đã đi sang Nga thì được họ cho số điện thoại của một người ở Hà Nội. “Con tôi ngỏ ý muốn đi sang Nga làm ăn thì người này đồng ý nói làm hồ sơ, hộ chiếu và chồng tiền chờ ngày bay. Bây giờ gặp chuyện thì không ai biết họ ở đâu để liên hệ” - ông Võ nói.

                     

Mẹ và vợ anh Phan Hồng Phong khóc ngất trước bàn thờ chưa được thắp nhang. Ảnh: TÂM PHÙNG

Giống như hoàn cảnh của Ngọc, người anh họ Đặng Quang Thành (20 tuổi) cũng sinh ra trong một gia đình nghèo, học đến lớp 11 thì nghỉ để ở nhà phụ giúp cha mẹ. Thương cha bệnh tật, mẹ phải tần tảo làm thuê, Thành quyết định sang Nga để tìm việc. Thế nhưng, cái ngày định mệnh ấy đã cướp đi mạng sống của anh. Nhận được tin con gặp nạn khi đang cắt lúa thuê, bà Cảnh (43 tuổi) như chết đứng giữa đồng.

Vẫn mong chỉ là thông tin nhầm lẫn


Những ngày này, thôn Thế Lộc, xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh - Quảng Bình chìm trong tang tóc. Ngôi nhà của anh Phan Hồng Phong (36 tuổi,  ngụ thôn Thế Lộc) ở sát con đường liên xóm phút chốc đã đông người đến để chia sẻ nỗi đau cùng gia đình. Giữa nhà, bàn thờ cho người mất đã được chuẩn bị, tấm ảnh anh Phong được đặt lên đó nhưng chưa hương khói vì người thân vẫn còn hy vọng thông tin nhầm lẫn.

Ngồi lặng lẽ sát bức tường, ông Phan Văn Diến (cha anh Phong) gạt nước mắt kể: “Khi xem truyền hình thấy vụ cháy xưởng may ở Nga có địa chỉ nơi Phong làm việc, cả nhà cũng lo. Cháu Dung (vợ Phong) cứ nói nóng ruột lắm nhưng tôi động viên con là đợi xem chứ đã biết thế nào và hy vọng Phong sẽ gọi điện thoại về. Chiều 12-9, một người bà con ở gần chỗ xưởng may mà Phong làm đã dùng điện thoại của Phong gọi về trong nước mắt và báo là đang đứng cạnh thi thể của Phong vừa mới được đưa từ khu nhà bị cháy ra. Sau đó vài giờ, số máy của Phong không còn liên lạc được”.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Phong lập gia đình với chị Hồ Thị Dung. Hai vợ chồng có 2 con 5 tuổi và 3 tuổi. Khi đứa con thứ hai chưa được đầy năm thì anh Phong sang Nga lao động. Trước khi đi, anh Phong vay mượn hơn 100 triệu đồng làm lệ phí và xây cho 3 mẹ con căn nhà để tránh trú mưa bão. Gần một năm lao động xứ người, anh gửi về gần 40 triệu đồng để trả nợ. “Bây giờ một mình tôi nuôi 2 con thơ dại và khoản nợ thì biết tính sao đây?”- chị Dung khóc ngất.

Lo cho người thân, nào ngờ...

Cách đó không xa, ngôi nhà bà Nguyễn Thị Vui cũng chìm trong đau buồn. Vợ chồng con gái bà Vui là chị Nguyễn Thị Hoài (22 tuổi) và anh Nguyễn Quang Thể (quê Thanh Hóa) đều là nạn nhân trong vụ hỏa hoạn. Đầu năm 2012, họ gửi con lại cho bà nội, vay mượn tiền sang Nga làm công nhân may với anh Phan Hồng Phong. Bà Vui nói trong nước mắt: “Con tôi số khổ, nhà thuộc hộ nghèo nên vay mượn tiền để sang Nga làm ăn kiếm chút vốn về nuôi mẹ, nuôi con. Nào ngờ, giờ cháu tôi đã mồ côi...”. 

Tại thôn Cửa Thôn, xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, gia đình anh Mai Văn Hồng (22 tuổi) cũng ngập tràn nước mắt. Bà Mai Thị Hán (mẹ anh Hồng) khóc ngất từ khi hay tin con trai gặp nạn. Gắng gượng dậy, ông Mai Minh Hải (cha anh Hồng) cho biết lúc nghe tin cháy ở chỗ con làm, gia đình cũng hy vọng không xảy ra chuyện gì nhưng sau đó có người gọi về cho biết đã nhận dạng được thi thể của anh Hồng vì bị chết ngạt. “Hôm 7-9, Hồng gọi điện về báo đã dành dụm được 800 USD, sẽ gửi về 500 USD để gia đình trả nợ. Vậy mà...” - ông Hải không kìm được nước mắt.

Tại nhà ông Vũ Hiền Độ (74 tuổi, ngụ thôn Yên Xá, xã Tân Trào, huyện Thanh Miện - Hải Dương), rất đông người đến chia buồn với gia đình vì cùng lúc vợ chồng con trai ông là anh Vũ Văn Thu (45 tuổi) và chị Trần Thị Hoàn (28 tuổi) thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn. Trong nước mắt, ông Độ cho biết vợ chồng anh Thu lấy nhau được 11 năm, phải bươn chải qua nhiều nghề nhưng cũng chẳng khấm khá gì. Nhờ người quen giới thiệu, họ cùng nhau sang Nga theo đường du lịch để làm ăn. Từ khi đi lao động, họ mới gửi được về cho gia đình 140 triệu đồng để trả nợ và cho 2 con ăn học. “Hai đứa nhỏ vẫn chưa biết cha mẹ chúng đã qua đời…” - ông Độ nói.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét