Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013
KỶ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG (25.12.1927 - 25.12. 2013)
Tư tưởng đấu tranh giờ đã điểm
Quốc Dân Cách Mệnh, Đảng sinh thành
Nam Đồng Thư Xã nơi Hoa trổ
Vào lúc nửa khuya đêm Giáng-sinh.
Thấm thoát hai năm thành đại sự
Trùng trùng mật thám bắt đầu xoay
Thực dân lung túng: Ba-gianh chết
Bắt bớ lung tung, đủ trận bày…
Việt Quốc bấy giờ lo khởi nghĩa
Định ngày sanh tử… cứu non sông
Đưa dân ra khỏi vòng nô lệ
Giành lại sơn hà của Lạc Long.
Cách-mệnh dẫu thua nhưng bất tử
Viết trang Huyết-sử đã Thành Nhân.
Mờ sương Yên Bái còn vang vọng
Vạn thế lưu danh chí đã thành.
(trích đoạn 7 và 8 bài thơ " TỪ TRỐNG MÊ LINH ĐẾN CỜ YÊN BÁI" của thi sĩ Huỳnh Nhất-Tâm)
Trong lúc những người Ki Tô Hữu đang chuẩn bị đón chúa hài đồng ra đời, thì cũng trong ngày vui mừng đó vào năm 1927, một đảng cách mạng đã ra đời lấy tên là Việt Nam Quốc Dân Đảng (viết tắt là Việt Quốc), là một chính đảng chủ trương võ trang đánh Pháp dành độc lập cho VN.
BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Vào thập niên 1920, thực dân Pháp ngày càng đè nặng ách thống trị tàn bạo lên đầu cổ người dân Việt Nam từ Bắc chí Nam. Chúng đàn áp dã man, bóc lột tận xương tủy. Nào sưu cao thuế nặng, nào bắt bớ giam cầm, tù đày, tra tấn, thủ tiêu những người yêu nước. Các phong trào nổi dậy chống Pháp trước đó bị đàn áp dữ dội. Phong trào Ðông Du của cụ Phan Bội Châu cũng bị dẹp tan. Khắp nơi đâu đâu cũng nghe tiếng oán hờn, nỗi uất hận cao ngút thấu trời xanh.
Trước cảnh cực kỳ đau thương đó của dân tộc, máu căm hờn sôi sục khắp nơi, thanh niên Việt Nam không thể tiếp tục cúi đầu chịu khuất phục đã cương quyết đứng lên chống lại bạo quyền. Nhà Cách Mạng Nguyễn Thái Học, một sinh viên trường Cao Ðẳng Thương Mại Hà Nội lúc ấy mới 24 tuổi, đã cùng các thanh niên Việt Nam yêu nước khác như Nhượng Tống, Phạm Tuấn Tài, Phạm Tuấn Lâm, Hồ Văn Mịch, Phó Ðức Chính, Nguyễn Ngọc Sơn, Lê Văn Phúc vân vân... bí mật thành lập một tổ chức đấu tranh cách mạng nhằm đánh đuổi thực dân giành độc lập và tự do cho dân tộc.
NAM ÐỒNG THƯ XÃ, NHỮNG HẠT NHÂN ÐẦU TIÊN
Nam Ðồng Thư Xã là hạt nhân phát sinh ra VNQDÐ. Cuối năm 1923, 3 thanh niên trí thức : Phạm Tuấn Lâm, Phạm Tuấn Tài và Hoàng Phạm Trân (tức Nhượng Tống) đứng ra thành lập Nam Ðồng Thư Xã ở số 6 đường 96 khu Nam Ðồng Hà Nội, chuyên trứ tác, dịch thuật và xuất bản các sách thuộc loại chính trị, cách mạng, ái quốc như: Cách Mạng Trung Hoa, Lịch Sử Tôn Dật Tiên, Cách Mạng Thế Giới, Chủ Nghĩa Tam Dân. Là loại sách phổ thông, giá bán rất rẻ nên đã gây được tiếng vang lớn, lôi cuốn rất nhiều thanh niên, sinh viên và trí thức nhất là giáo giới và Hạ Sĩ Quan trong Binh Ðoàn Thuộc Ðịa.
NGÀY THÀNH LẬP VNQDÐ
Ngày 25-12-1927 là ngày trọng đại đối với lịch sử dân tộc cận đại : Ngày khai sinh Việt Nam Quốc Dân Ðảng, một lực lượng Cách Mạng Dân Tộc với hệ thống tổ chức chặt chẽ, dân chủ và khoa học đầu tiên tại Việt Nam. (Ðảng CSÐD thành lập năm 1930).
Lúc ấy, VNQDÐ chủ trương một cuộc "cách mạng bạo lực để giành độc lập" và là cuộc "cách mạng dân tộc, dân chủ".
Ủy Ban Trù Bị Ðại Hội do sinh viên Nguyễn Thái Học làm Chủ Tịch gồm tiểu ban dự thảo chương trình và điều lệ do các thanh niên đều dưới 25 tuổi như Hoàng Văn Tùng, Nguyễn Ngọc Sơn (mới du học ở Pháp về) và nhà văn Nhượng Tống.
Hội trường là nhà của đảng viên Lê Thành Vỵ, làng Thể Giáo, ngoại thành Hà Nội, trên tường treo một biểu ngữ bề ngang 4 thước, dài 20 thước với bàn thờ Tổ Quốc rất trang nghiêm: "Nhiệt Liệt Chào Mừng Ðại Hội Ðại Biểu Lần Thứ I Và Ngày Thành Lập Ðảng 25 - 12 - 1927 ".
Nguyễn Thái Học được bầu làm Chủ Tịch Tổng Bộ.
Phó Chủ Tịch:Nguyễn Thế Nghiệp
Ủy Ban Tổ Chức: Phó Ðức Chính, Trưởng Ban.
Lê Văn Phúc, Phó Trưởng Ban.
Ủy Ban Tuyên Truyền: Nhượng Tống, Trưởng Ban.
Ủy Ban Ngoại Giao: Nguyễn Ngọc Sơn, Hồ Văn Mịch.
Ủy Ban Tài Chánh: Ðặng Ðình Ðiển, Trưởng Ban.
Ðoàn Mạnh Chế, Phó Trưởng Ban.
Ủy Ban Giám Sát: Nguyễn Hữu Ðạt, Trưởng Ban.
Hoàng Trác, Phó Trưởng Ban.
Ủy Ban Trinh Sát: Trương Dân Bảo, Phạm Tiềm.
Uy Ban Ám Sát : Hoàng Văn Tùng.
Ủy Ban Binh Vụ : (Khuyết. Ðại hội kỳ II do Trần Văn Môn, Ðội Tàu Bay phụ trách ).
Hơn 5 giờ sáng, 16 Ðồng Chí tuổi từ 60, 70 đến 20, 30, nghiêm trang tuyên thệ trước Bàn Thờ Tổ Quốc với lời tâm nguyện :
"Quyết tâm làm tròn sứ mệnh đã được trao phó, hăng say đưa sự nghiệp cách mạng đến thành công mỹ mãn. Tuyệt đối hy sinh tất cả cho nước và cho Ðảng. Nếu sai lời thề xin chịu tội tử hình".
Ðại Hội đã biểu quyết Nam Ðồng Thư Xã là ÐỆ NHẤT CHI BỘ, đó là chi bộ hạt nhân đầu tiên của VNQDÐ, nói lên tinh thần tập thể lãnh đạo Ðảng. Ô. Ðỗ Văn Sinh là Niên Trưởng Chi Bộ, thống thuộc Tổng Bộ.
CHỦ NGHĨA ÐẢNG
VNQDÐ theo con đường Dân Tộc Cách Mạng. Ðiều lệ của VNQDÐ lúc bấy giờ ghi rõ:
"Mục đích và tôn chỉ của Ðảng là làm một cuộc cách mạng quốc gia, dùng võ lực đánh đổ chế độ thực dân phong kiến, để lập nên một nước Việt Nam độc lập Cộng hòa. Ðồng thời giúp các dân tộc bị áp bức trong công cuộc tranh đấu giành độc lập của họ đặc biệt là các lân quốc Ai Lao, Cao Mên".
VNQDÐ dựa trên Cơ sở tư tưởng: -Dân Tộc Ðộc Lập - Dân Quyền Tự Do - Dân Sinh Hạnh Phúc.
Khẩu-hiệu của Ðảng là : Ðộc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
Như vậy, VNQDÐ đã được thành lập vào ngày 25-12-1927, trùng với ngày kỷ niệm của Thiên Chúa Giáng sinh lần thứ 1927
Khẩu hiệu nầy của VNQDĐ bị tên hồ chí minh đánh cắp, để làm tiêu đề cho bản tuyên ngôn độc lập mà họ hồ đọc tại quảng trường Ba Đình vào năm 1945 và làm khẩu hiệu cho VNDCCH và CHXHCNVN.
NHỮNG HOẠT ÐỘNG CÁCH MẠNG CỦA VNQDÐ
Kể từ ngày thành lập, VNQDÐ đã không ngừng đấu tranh chống thực dân, chống dộc tài, chống CS với mục tiêu vì nền độc lập của Tổ Quốc, tự do và hạnh phúc của Dân tộc. Sau đây là sơ lược những hoạt động đó.
ÁM SÁT TÊN THỰC DÂN PHÁP BAZIN
Chiều 30 Tết năm Mậu Thìn (9 tháng 2 năm 1929), ba đảng viên VNQDÐ Nguyễn Văn Viên, Nguyễn Văn Lân và Nguyễn Ðức Lung ám sát trùm thực dân khét tiếng tên là bazin tại Chợ Hôm Hà Nội. Thực dân trả thù khốc liệt, đàn áp khắp nơi. Biến cố Bazin làm rúng động toàn cõi Ðông Dương và cả chính quốc Pháp.
TỔNG KHỞI NGHĨA YÊN BÁI 10-2-1930.
Ngày 10-2-1930, VNQDÐ tổ chức tổng khởi nghĩa, đồng loạt tấn công thực dân Pháp tại Yên Bái, Lâm Thao, Hưng Hóa, ném bom tại Hà Nội, ám sát lính Pháp trên Cầu Long Biên Hà Nội, đánh Ðáp Cầu, Phả Lại, tấn công đồn binh Pháp tại Kiến An, đánh Phụ Dực, Vĩnh Bảo, Thái Bình, xử tử tri huyện Vĩnh Bảo Hoàng Gia Mô là cháu tên đại Việt gian Hoàng Cao Khải.
13 NHÀ CÁCH MẠNG LÊN ÐOẠN ÐẦU ÐÀI: NGÀY 17-6-1930
Do thiếu phương tiện liên lạc và lực lượng cách mạng còn yếu so với quân đội của thực dân, Tổng Khởi Nghĩa thất bại. Ngày 20 tháng 2 năm 1930, Ðảng Trưởng Nguyễn Thái Học bị bắt tại làng Cổ Vịt. Ngày 17 tháng 6 năm 1930, Nguyễn Thái Học cùng 12 liệt sĩ lên đoạn đầu đài tại pháp trường Yên Bái. Nữ ÐC Nguyễn Thị Giang tuẫn tiết theo Ðảng Trưởng. Trên 30 đảng viên bị thực dân xử chém sau đó, hàng ngàn đảng viên khác bị tù khổ sai và lưu đầy biệt xứ...Mười ba liệt sĩ lên máy chém thực dân 5 giờ 35, sáng ngày 17 tháng 6 năm 1930 gồm có: Nguyễn Thái Học, Phó Ðức Chính, Bùi Tư Toàn, Bùi Văn Chuẩn, Nguyễn An, Hà Văn Lạo, Ðào Văn Nhít, Ngô Văn Du, Nguyễn Ðức Thịnh, Nguyễn Văn Tiềm, Ðỗ Văn Sứ, Bùi Văn Cửu và Nguyễn Như Liên. Các Liệt Sĩ trước khi máy chém rơi xuống đều hô to : "Việt Nam Vạn Tuế, Việt Nam Muôn Năm". Phó Ðức Chính còn đòi nằm ngửa để nhìn lưỡi máy chém rơi xuống đầu mình.
TIẾP NỐI TINH THẦN LIỆT SĨ YÊN BÁI.
Xử chém được 13 chiến sĩ cách-mạng tại Yên-Bái, thực dân Pháp tưởng đã đàn áp được sự đối kháng và tinh thần yêu nước của toàn dân ta. Nhưng trái lại, tiếp nối truyền thống hào hùng của anh hùng dân tộc và noi gương hy sinh dũng cảm của các tiền nhân trong đó có 13 vị Liệt Sĩ Yên Bái, toàn dân ta tiếp tục cuộc kháng chiến chống Pháp giành độc lập, chống độc tài, chống phong kiến và hiện nay, chống lại ách cai trị của tập đoàn cộng sản Việt Nam mà Hồ Chí Minh là một đảng viên của Quốc Tế Cộng Sản Ðệ Tam đã thành lập.
Việt Nam Quốc Dân Đảng đã xác định đảng cộng sản là kẻ thù của Việt tộc và là đảng bán nước, buôn dân làm tay sai cho Tàu cộng, do đó bằng mọi phương tiện sẳn có và sẽ cùng với toàn dân giải thể bọn tà quyền csVN hoàn thành bản hợp đồng chính trị ký ngày 25.12.1927 với quốc dân VN là Dân Tộc Độc Lập - Dân Quyền Tự Do - Dân Sinh Hạnh Phúc.
Dứt khoát không hoà hợp hoà giải với bọn Việt gian csVN. Và VNQDĐ lấy đoàn kết quốc dân làm chính lực cho cuộc cách mạng Dân Tộc Dân Chủ. VNQDĐ nguyện đứng trên đôi bàn chân của mình để làm cuộc cách mạng lịch sử cho Việt tộc.
VNQDĐ đã để lại trong quá khứ của lịch sử nhiều điều đáng để chúng ta đi sâu vào phân tích và nghiện cứu, nhất là vai trò lãnh tụ của nhà ái quốc Nguyễn Thái Học (NTH), sự nghiệp dang dở mà ông để lại tuy ngắn ngủi nhưng đã tạo lên dấu son trong lịch sử dân tộc. Cần nhìn nhận rằng khi ấy với trình độ dân trí còn thấp, lại sống trong một môi trường thực dân phong kiến, các tư tưởng tiến bộ bị bưng bít phong toả trong tăm tối. Nhưng vượt lên trên tất cả là chí khí yêu nước của một thanh niên mới 25 tuổi, lãnh tụ NTH đã có tư tưởng yêu nước rất sớm, từ một sinh viên trường cao đẳng thương mại do Pháp bảo hộ, ông đã cùng với các đồng chí của mình thành lập VNQDĐ, tổ chức chính trị có tư tưởng dân chủ sớm nhất và lãnh tụ trẻ nhất trong lịch sử. Tư tưởng cách mạng của ông cho đến ngày nay vẫn còn giá trị, nhất là cách thức tổ chức cũng như cơ cấu hệ thống tổ chức của VNQDĐ khi đó đã tỏ ra có nguyên tắc dân chủ.
Những nhà sáng lập VNQDĐ do lãnh tụ NTH khởi xướng đã lập nên tổ chức chính trị VNQDĐ theo đúng qui trình tuần tự của một tổ chức cách mạng dân chủ. Từ việc tổ chức đại hội đảng gồm những đại biểu tham dự được lựa chọn từ cơ sở cho tới diễn biến và cách thức tổ chức đại hội, đã cho ta thấy ý thức tôn trọng nguyên tắc dân chủ của những nhà cách mạng VN khi đó đã được hình thành rất sớm.
Cương lĩnh và tôn chỉ cũng như nhiệm vụ đề ra sau đại hội đã cho ta thấy trình độ chính trị khi đó rất cao, phù hợp và đáp ứng với lòng mong mỏi của tầng lớp trung lu khi ấy sĩ phu, trí thức, tiểu thương địa chủ thời ấy. Vì vậy, như một làn gió mới, nó được các tầng lớp trên đón nhận và phát triển một cách nhanh chóng. Chỉ trong mọt thời gian ngắn đã có hàng ngàn người xin gia nhập tổ chức VNQDĐ. Một điểm đáng lưu ý nữa là việc lãnh tụ NTH đã biết liên minh liên kết với các tổ chức cách mạng khác, nhằm tạo lên sức mạnh tổng hợp, kết hợp hoạt động đấu tranh chống thực dân Pháp, giải phóng dân tộc Việt Nam.
( nguồn tham khảo đảng sử VNQDĐ Hoàng Văn Đào và Nguyen Thai Hoc Foundation)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét