Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

Xa quê hương là một bất hạnh

Trần Thị Ngự

               

Nói về xa quê hương là một bất hạnh thì trong đó có tôi bởi vì không đạt được ước mơ đưọc đứng trên bục giảng và đóng góp vào việc phát triển giáo dục ở quê nhà.


Đối với những người dấn thân vào đấu tranh, lưu vong cũng là một nỗi bất hạnh giống nỗi bất hạnh của những người phải xa quê hương để đi tìm tự do. Mặc dù bất hạnh, lưu vong chưa hẳn là một sự thất bại hoàn toàn, bởi vì kỹ thuật hiện đại ngày nay giúp cho người ta có thể thông tin và liên lạc với nhau dể dàng hơn.

Tôi quan niệm đấu tranh cho dân chủ có nhiều phương cách, và những người tham gia không nhất thiết phải trực diện với chính quyền độc tài. Các đây hai ngày, trong chương trình tin buổi sáng của đài CBS có một tin khá thú vị: tin tức mới được đươc giải mật (declassified) của chính phủ Hoa Kỳ cho biết CIA đã đóng vai trò chính trong việc bí mật đưa tác phẩm Dr. Zhivago vào Liên Sô trong phong trào văn hoá vận thời chiến tranh lạnh, và trong cuối thập kỷ 1950s, Ronald Reagan đã mở ra chương trình Europe Free Radio với mục tiêu là các nước Đông Âu. Nhiều người đã cho rằng chính mặt trận văn hoá đã làm xụp đổ chế độ CS ở khối Đông Âu mà không cần tới súng đạn.

Trong khung cảnh toàn cầu hoá, công cuôc đấu tranh cho dân chủ ở VN hiện nay không còn giống như các cuộc đấu tranh cách nay hơn 50 năm khi ảnh hưởng của quốc tế hầu như rất ít. Trái lại, với việc mở rộng hợp tác quốc tế, sự hội nhập của VN vào cộng đồng quốc tế cũng kéo theo ảnh hưởng của quốc tế đối với công cuộc đấu việc vận động cho phong trào dân chủ ở VN. Do đó, sự phối hợp của những người trong và ngoài nước là cần thiết và đã cho thấy nhiều kết quả đáng khích lệ như trong cuộc vận động trong cuộc điều trần UPR vừa qua. BS Nguyễn Đan Quế ở trong nước, nhưng ông anh của BS Quế (BS Nguyển Quốc Quân) ở Hoa Kỳ cũng có ảnh hưởng không nhỏ bởi vì cho tới nay, các tân đại sứ Mỹ ở VN trước khi lên đường nhận nhiệm sở đều đến gặp BS Quân ở tư gia tại Virginia, Hoa Kỳ. Đó là chưa kể ảnh hưởng của người Việt tham gia chính trường ở những nuớc nơi họ định cư, các tổ chức xã hội dân sự ở nước ngoài (thí dụ VOICE, SOS Boat People) cùng các trang web của những người Việt ở hải ngoại, trong đó có trang Dân Luận, đã mở ra một không gian cho người Việt trong và ngoài nước thực hành dân chủ qua việc phát biều quan điểm. Tất cả những việc đó đều đóng góp vào phong trào dân chủ, và hiện nay chưa thể đánh sụ đóng góp ở nơi nào lớn hơn.

Đối với ông CHHV, tôi tin là dù ở trong hay ngoài nước, ông vẩn có thể đóng góp cho phong trào đấu tranh dân chủ. Vấn đề là ý chí cá nhân của riêng ông. Sắp tới, với tư cách là fellow của National Endowment for Democracy, ông CHHV sẽ được học hỏi những phương pháp và kinh nghiệm về đấu tranh cho dân chủ với bạn bè quốc tế. Hy vọng ông sẽ áp dụng được những điều học hỏi được ở NED để tiếp tục đóng góp cho phong trào dân chủ ở VN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét