Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Như thế xã hội ai cũng câm cả à ?

Chính Tâm
                                      
20, 40 năm đối với mỗi người là nhanh hay chậm tùy theo góc nhìn mỗi người. Nhưng đối với lịch sử nó chả là cái gì cả. Không ai dám khẳng định khi một chính phủ đề ra một chính sách là chắc chắn là đúng. Nhưng sự khác biệt ở chỗ, ở VN, chính sách kinh tế sai lầm triền miên, hình như cái quan niệm "sai đâu sửa đó" trở thành quen thuộc đối với các nhà lảnh đạo ta. Hay "sáng sai, chiều sửa" là tâm pháp nằm lòng của các nhà hoạch định chính sách.


Cho dù là Paul Krugman, người đoạt giải Nobel kinh tế 2008, có sang VN đưa ra giải pháp gì đi nữa, cuối cùng nó cũng nằm trong sọt rác. Bạn có biết tại sao không ?Vì nó đi ngược lại với ý chỉ của đảng ta. Vì nó bị cái vòng kim cô XHCN nó chụp lên đầu mình rồi khó có thể làm gỉ được.Vì nó bị chính trị thao túng. Lấy một ví dụ minh họa, khi một hảng khai thác dầu của Pháp đề nghị lập nhà máy lọc dầu ở Vũng Tàu để tiết kiệm chi phí khai thác và vận chuyển, bạn biết nhà cách mạng "kiệt xuất", lão thanh Võ Văn Kiệt ta nói gì không ? Ông nói: không. Nó phải được đặt ở Dung Quất, một vùng đất khỉ ho gà cò gáy, ở miền Trung để vực dậy đời sống nghèo khó nơi đây (lấy chính trị làm mục đích chính). Kết quả thảm hại, còn thảm hại đến mức nào, không thấy ai nói đến. Họ lờ đi. Lôi ra chẳng khác nào chỉ ra cái ngu của VVK. "Nhiệt tình cộng với sự ngu dốt ra phá hoại". Câu này nên dán ở công sở nhà nước.

Xét rằng: chính trị là gốc rễ của một xã hội, còn giáo dục, xã hội, kinh tế (Nước Mỹ 200 năm nay nền chính trị chưa thay đổi về căn bản, còn kinh tế của Mỹ luôn đổi thay qua từng thời kỳ, nó phụ thuộc không những ở nước Mỹ mà còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế Thế giời nữa. Hay như VN, nền chính trị hơn 80 năm vẫn là cs, nhưng những chính sách kinh tế đều thay đổi qua từng thời kỳ) chỉ là phần ngọn, phụ thuộc vào xã hội. Nên đề xuất của mình là :

Để đất nước dân tộc VN không còn nghèo đói lạc hậu, sánh bước cùng các nước khác trên thế giới, một bản Hiến pháp (vì nó là linh hồn của một dân tộc, ăn cơm hay ăn cháo cũng nhờ nó cả) cần phải được viết lại trên tinh thần : Mọi quyền lực tuyệt đối phải thuộc về người dân, quyền lực này sẽ được trao cho những đại biểu thay mặt cho họ thông qua một bầu cử công khai và minh bạch. Mọi công dân đủ điều kiện đều có quyền tham gia tranh cử, không cần phải có sự phê duyệt của bất cứ tổ chức nào. Mọi quốc đạo (các loại chủ thuyết), quốc giáo (các loại tôn giáo) đều không được xen vào, chi phối đời sống chính trị. Bất cứ sự độc tôn nào về đảng phải chỉ là thảm họa cho đất nước. Bảo, lụt, động đất, các thiên tai nó chỉ tàn phá trong một thời gian ngắn, con người sẽ mau chóng khắc phục, hàn gắn lại. Chứ còng ba cái thứ độc tôn đảng phải sức tàn phá nó còn hơn bom nguyên tử. Nó phá hủy mọi giá trị tốt đẹp một dân tộc tích lũy trong hàng ngàn năm (xã hội, giáo dục, đạo đức, lối sống...) đồng thời để lại di chứng nặng nề cho các thế hệ tương lai. Đó là những nét cơ bản trong một xã hội mới.

Bạn nói rằng tôi chỉ biết ngồi nói. Chỉ sợ có những kẻ không biết ngồi nói. Đất nước mình như thế nào cũng không biết tròn mèo ra sao, giàu nghèo thế nào, tiến bộ hay lạc hậu.

Làm cái gì cũng phải có tài năng, ra gánh vác trọng trách của đất nước phải có tâm và có tầm. Không như những người phán bừa, làm ẩu. Ngu dốt cứ cố phấn đấu chạy chọt, dựa vào đảng tịch, gia đình cách mạng, con ủy viên này, cháu ủy viên nọ, leo lên lảnh đạo đất nước. Người ta nói con khỉ vẫn làm con khỉ, không sao tiến hóa thành con người được. Làm như vậy, thà mình về đi bán vé số, rảnh rang lên mạng nói lên những điều mình suy nghĩ, để tâm được thanh thản còn hơn.

Đâu phải cứ phải nói được bắt buộc làm được. Qui định ở đâu thế ? Như thế xã hội ai cũng câm cả à ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét