Thứ Năm, 10 tháng 11, 2011

Seoul và Hà Nội hướng đến một mối quan hệ đối tác nhiệt thành

Donald Kirk/Asia Times Online
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Ảnh: REUTERS/Kim Jae-hwan/Pool
Hình ảnh Lee Myung-bak, vị Tổng thống hết sức bảo thủ, một nhân vật tư bản chủ nghĩa tinh quái của Hàn Quốc vui sướng vẫy tay giữa một biển cờ đỏ sao vàng đúng là một hình ảnh có tính nghi lễ nữa cho các phương tiện truyền thông ở Seoul.


Bức ảnh, có Lee mỉm cười khi ông và Chủ tịch Trương Tấn Sang cùng phu nhân Mai thị Hạnh của Việt Nam siết chặt tay nhau trước những người chúc tụng, nhanh chóng truyền đi trên các trang đầu của phương tiện truyền thông Hàn Quốc hôm thứ Tư mà không có một nhận xét châm biếm nào. Không một ai buồn hỏi, làm thế nào mà lá cờ của Cộng sản Việt Nam lại trở nên được chấp nhận quá vui vẻ như thế ?

Các viện cựu chiến binh Nam Hàn tóc hoa râm, mặc những bộ đồng phục xưa cũ với dải ruy băng trên ngực mình, nhắc nhở một lần về tất cả những ngày phục vụ của họ ở “Miền Nam” Việt Nam cùng với lực lượng Hoa Kỳ, những người quân nhân thường xuyên chống lại bọn quỷ Bắc Triều Tiên, nhưng không một ai nghe thấy một lời tiêu cực nào về chuyến thăm của vị chủ tịch nước Việt Nam thời hiện đại – nhân vật đầu tiên trong hơn một thập kỷ – đang trong chuyến thăm sứ mạng dài ba-ngày đến Soeul vào tuần này.

Đã hai thế hệ trọi qua kể từ khi cuộc chiến tranh Việt Nam hoành hành đến cao điểm, các so sánh giữa sự thống nhất đất nước của “miền Bắc” và “miền Nam” Việt Nam không có mấy liên quan đến cuộc phân ly liên tục không thể vượt qua được giữa Nam và Bắc Triều Tiên. Chiến tranh Triều Tiên kết thúc trong thỏa thuận ngừng bắn vũ trang không vui vẻ tại Panmunjom vào tháng Bảy năm 1953 hơn một năm trước khi Pháp đầu hàng tại Điện Biên Phủ vào tháng 5 năm 1954 và hai thập kỷ trước khi lực lượng Mỹ bắt đầu nhấn sâu vào các khu rừng của Việt Nam, những ngày đen tối ấy chỉ còn là chất liệu của các trang sử trong khi cuộc đối đầu giữa Bắc và Nam Hàn làm gia tăng nỗi lo ngại về một cuộc Chiến tranh Triều Tiên thứ hai.

Nếu hai nhà lãnh đạo của Nam Hàn và Việt Nam có quan tâm đến nghịch lý của lịch sử đất nước mình, họ cũng không hề biểu lộ trong các cuộc họp vốn đã củng cố một mối quan hệ kinh tế lớn lao, trong đó Hàn Quốc, “Nam Hàn”, có thể là người bạn tốt nhất của Việt Nam ở châu Á. Cũng như việc không muốn xác định ký ức về các cuộc chiến tranh của cả hai quốc gia, một nước là cựu đồng minh của Mỹ, nước kia là kẻ thù chết người của Mỹ, là nguyên nhân phổ biến khiến hiện nay họ đang chia sẻ để chống lại một ngoại bang khổng lồ gần gũi hơn.Đó chính là Trung Quốc, đất nước đã đòi hỏi nhiều mức độ khác nhau về chủ quyền trên các phần biển rộng lớn quanh bờ Trung Quốc trong khu vực Đông Nam và Đông Bắc Á, nghĩa là Biển đông và biển Hoàng Hà. Trong vấn đề biển Đông, người Trung Quốc đã nhiều lần toan sỉ nhục Việt Nam trong khi vẫn phản ứng bằng những lời kêu gào phẫn nộ mỗi khi hải quân Mỹ gửi tàu chiến của mình đến Biển Đông hay biển Hoàng Hà trong một hiển thị sức mạnh chống lại Bắc Triều Tiên, nước bảo hộ của Trung Quốc.

Trung Quốc có thể về phe quân sự với “miền Bắc” Việt Nam, cung cấp các súng trường AK-47, đạn dược và nhiều thứ cần thiết khác để chống lại Mỹ và người “miên Nam” Việt Nam ngay sau khi các “Tình nguyện viên” Trung Quốc đuổi người Mỹ và những người Nam Hàn ra khỏi Bắc Triều Tiên, nhưng mối tương phản đó đã được quên đi. Nếu nhà lãnh đạo Kim Jong-il của Bắc Triều Tiên, dù ghét cũng đã phải quỳ sụp lạy Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Việt Nam mong muốn thoát khỏi bất kỳ dấu hiệu nào của sự phụ thuộc vào người ân nhân một thời của chiến tranh Việt Nam.

Chính trong tinh thần đó mà hai nhà lãnh đạo đã đưa ra những gì được gọi là một “đề xuất kế hoạch tổng thể chung”, theo đó Nam Hàn sẽ được cung cấp cho Việt Nam hai lò phản ứng năng lượng hạt nhân. 21 lò phản ứng hạt nhân của Nam Hàn cung cấp 30% điện năng của đất nước, và Nam Hàn đã ký kết một thỏa thuận trị giá 20 tỷ USD để xây dựng và lắp đặt bốn lò phản ứng hạt nhân cho UAE- Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất vào cuối thập kỷ này. Tuần trước, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng yêu cầu sự tham gia của Hàn Quốc tại nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của quốc gia mình.

Diển biến hướng tới thỏa thuận hạt nhân giữa Seoul và Hà Nội chỉ pha trộn sự trớ trêu của lịch sử về việc thay đổi đồng minh. Hãy nhớ rằng, vào năm 1994 Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên, sau một cuộc khủng hoảng khác của những cuộc “khủng hoảng” hạt nhân có tính chu kỳ, đã ký thỏa thuận khung Geneva, theo đó miền Bắc sẽ phải đóng cửa cơ sở hạt nhân của mình để đổi lấy các lò phản ứng năng lượng hạt nhân nước đôi. Nam Hàn sẽ trang trải hầu hết các phí tổn, 4 tỷ để xây dựng các lò phản ứng, nhiều hơn so với Nhật Bản, vốn chỉ phải trả 1 tỷ khác, trong khi Mỹ phải hứa hẹn sẽ xuất 500.000 tấn dầu nhiên liệu nặng cho miền Bắc mỗi năm, tại một phí tổn hàng năm là khoảng 50 triệu, cho đến khi các lò phản ứng đi vào hoạt động.

Tám năm sau, toàn bộ thỏa thuận ấy nổ tan nát, vào tháng 10 năm 2002, với việc phát hiện ra rằng Bắc Triều Tiên đang bận rộn trong một chương trình làm giàu chất uranium bí mật sau khi đã đóng cửa lò phản ứng “thử nghiệm” năm-megawatt để sản xuất plutonium. Doosan Heavy Industries, công ty xây xây dựng lò phản ứng hạt nhân của Nam Hàn, từng bắt đầu làm việc trên các lò phản ứng của Bắc Triều Tiên, đã không gặp khó khăn gì trong việc tiếp tục xây dựng các lò để sử dụng trong miền Nam, chứ không phải cho Bắc Triều Tiên ở miền Bắc.
Hàn Quốc và Việt Nam chưa ở vào giai đoạn ký kết hợp đồng, nhưng các điều kiện trong bản đề xuất đã khá rõ ràng. Các lò phản ứng của Việt Nam sẽ có thiết kế tương tự như đối với UAE, và chi phí cho mỗi lò phản ứng như thế có lẽ sẽ cũng là tương tự – có thể là 10 tỷ cho một cặp, hoặc có thể cao hơn một chút.
Bất kể là các điều khoản ra sao, những cuộc cuộc đàm phán này cho thấy mong muốn được cạnh tranh như một nhà sản xuất các lò phản ứng của Nam Hàn như đối với rất nhiều sản phẩm công nghiệp khác. Việt Nam, từng đồng ý mua lò phản ứng hạt nhân từ Nga và Nhật Bản, đã chuyển sang với Nam Hàn trên căn bản của một hồ sơ ngày càng gia tăng về thương mại và đầu tư.
Sự tình rất khác so với 20 năm trước. Vào năm 1992, Nam Hàn đã mở lại quan hệ với Việt Nam sau khi đã gửi tổng cộng khoảng 300.000 quân đến “miền Nam” Việt Nam trong cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài một thập kỷ. Hơn 5.000 người Nam Hàn đã thiệt mạng ở Việt Nam – gần 10% của số người Mỹ bị giết ở đó. Các sư đoàn Bạch Mã và Mãnh Hổ của Nam Hàn cộng với lực lượng đặc biệt, đã từng có tiếng về sự tàn bạo ở Việt Nam, vượt xa các lực lượng của Mỹ.
Như đa phần những điều phải thực hiện với chiến tranh, hồ sơ thành tích ấy đã lùi vào lãng quên của lịch sử trong khi các nhà lãnh đạo và doanh nhân tập trung đến các số liệu thống kê rất khác biệt – mối giao thương đến gần 20 tỷ trong năm nay, 24 tỷ đầu tư của Nam Hàn tại Việt Nam, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, và hướng tới 1 tỷ USD viện trợ cho Việt Nam.
“Sự hiện diện cực lớn của các công ty Nam Hàn tại Việt Nam, hàng tỷ đô la đầu tư và các dự án xây dựng hoàn tất ở đó đã có kết quả trong tiến bộ kinh tế – xã hội rất to lớn đối với Việt Nam”, Philip Iglauer viết trong tờ Korea Times. Dù khi chi phí lao động tại Việt Nam tiếp tục tăng, ông viết tiếp “ưu tiên hàng đầu của sứ mạng ngoại giao Việt Nam ở đây là giữ cho đầu tư và các hỗ trợ phát triển của Nam Hàn tiếp tục chảy vào Việt Nam”.

Một thỏa thuận cuối cùng về các lò phản ứng năng lượng hạt nhân rõ ràng sẽ đứng đầu danh sách tất cả các đầu tư của Nam Hàn tại Việt Nam và có tác động gián tiếp đến Bắc Triều Tiên. Có thể nhiều hơn thế nữa, những người Bắc Triều Tiên trong cuộc đàm phán trong tương lai sẽ làm hồi sinh lời hứa cũ về một cặp lò phản ứng được thực hiện tại Nam Hàn – mặc dù không nghi ngờ gì rằng Bắc Triều Tiên sẽ muốn có các lò ấy miễn phí.
Với những chú ý về mối thỏa thuận, hai nhà lãnh đạo Nam Hàn và Việt Nam háo hức tuyên bố năm 2012 là “năm hữu nghị Hàn-Việt” – xét cho cùng, đó chính là kỷ niệm 20 năm ủa mối quan hệ song phương. Còn đối với Trung Quốc, không ai cho rằng Trung Quốc sẽ nhập cuộc chiến đấu thầu để gửi các lò phản ứng đến người đồng minh Việt Nam cũ của mình.
Nguồn: Asia Times

2 nhận xét: