Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011

Quyền thành lập, tham gia công đoàn trong luật quốc tế và Việt Nam

Sau gần 20 năm được ban hành và áp dụng, nhiều quy định của Luật Công đoàn năm 1990 đã trở nên hạn chế, bất cập so với điều kiện kinh tế, xã hội và các quan hệ lao động đa dạng trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

Ngoài những hạn chế về sự vắng mặt của các chếtài, các quyền của công đoàn cơ sở quá nhiều dẫn đến việc thực hiện một sốquyền chỉ mang tính hình thức… Luật Công đoàn còn thể hiện một số hạn chế sovới các quy định ở cấp độ quốc tế trong việc trao quyền thành lập, tự nguyệngia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động. 

Quyền tự do công đoàn là quyền cơ bản của người lao động. Quyền này là mộttrong những yếu tố thể hiện nền dân chủ và sự phát triển của một quốc gia. Nóicách khác, nền dân chủ và sự phát triển bền vững về kinh tế của một quốc gia sẽkhông tồn tại nếu một bộ phận dân cư bị tước đi quyền được tự thành lập các tổchức để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Do đó, tôn trọng nguyên tắc tự docông đoàn là việc làm hàng đầu để các mối quan hệ trong hoạt động nghề nghiệpđược vận hành tốt và để cho nền dân chủ của một quốc gia được phát huy tíchcực.

Trong luật lao động quốc tế, tôn trọng quyền tự do công đoàn được xem như làmột nguyên tắc cơ bản trong lao động. Quyền này bao gồm quyền của mọi người laođộng được tự do thành lập, tham gia hoặc không tham gia vào các công đoàn khácnhau. Do đó, theo các công ước quốc tế của Liên hợp quốc và Tổ chức lao độngquốc tế, tất cả người lao động đều có quyền tự do thành lập, tham gia vào cáccông đoàn, nếu việc thành lập, tham gia đó không trái với trật tự công cộnghoặc xâm phạm an ninh, lợi ích của quốc gia sở tại.

Tại Việt Nam, do nhiều nguyên nhân nên việc phê chuẩn những công ước quốc tếliên quan đến công đoàn, đặc biệt là các công ước của Tổ chức lao động quốc tế,chưa thể thực hiện được. Do đó, người lao động tại Việt Nam, bao gồm cả laođộng Việt Nam và lao động là người nước ngoài, chưa có cơ hội thực hiện quyềntham gia thành lập và gia nhập vào các công đoàn một cách đầy đủ như nhữngquyền được ghi nhận trong các công ước quốc tế của hai tổ chức quốc tế nóitrên. 

1. Quyền thành lập, tham gia công đoàn trong luật quốc tế 

Ở cấp độ quốc tế, quyền tự do công đoàn được bảo vệ chủ yếu bởi các điều ướcquốc tế đa phương của Liên hợp quốc và Tổ chức lao động quốc tế.

Trong khuôn khổ của Liên hợp quốc, quyền tự do công đoàn được thể hiện vàđảm bảo bởi các văn kiện quan trọng về quyền con người nói chung và quyền củangười lao động nói riêng. Trước tiên, chúng ta phải kể đến một văn kiện mangtính chất khuyến nghị, đó là Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948.Dù không có giá trị pháp lý bắt buộc, nhưng văn kiện này có thể được xem như làmột học thuyết pháp lý làm cơ sở cho việc xây dựng các văn bản pháp lý quốc tếvề những quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do công đoàn.

Trong nhóm các quyền liên quan đến lao động được ghi nhận tại Điều 23 củaTuyên ngôn nói trên, quyền tự do công đoàn được xem như là một quyền không thểtách rời và không thể chối cãi của người lao động. Khoản 4, Điều 23 quy định:“Tất cả mọi người đều có quyền, cùng với người khác, thành lập các công đoànhay gia nhập vào các công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình”.

Để đảm bảo giá trị pháp lý quốc tế của quyền tự do công đoàn nêu trên, Liênhợp quốc đã có hàng loạt các công ước, trong đó có những điều khoản buộc cácquốc gia thành viên, khi phê chuẩn công ước, phải tôn trọng và tạo điều kiệncho tất cả người lao động tham gia, thành lập công đoàn để bảo vệ lợi ích củahọ trong quan hệ lao động với giới chủ.

Điều 22, khoản 1 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm19661 quy định: “Mọi người đều có quyền tự do lập hội với những người khác, kểcả quyền lập và gia nhập các công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình”. Cùng thờiđiểm với Công ước này, Điều 8, khoản 1 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế,xã hội và văn hoá năm 19662 cũng thừa nhận quyền tự do công đoàn của tất cả mọingười. Theo đó, “Các quốc gia thành viên của Công ước cam kết đảm bảo quyền củamọi người được thành lập và gia nhập công đoàn mà mình lựa chọn, để thúc đẩy vàbảo vệ các lợi ích kinh tế và xã hội của mình, với điều kiện là chỉ phải tuântheo quy chế của tổ chức công đoàn đó”.

Như vậy, cả hai công ước nêu trên đều cho phép việc thực hiện quyền tự docông đoàn một cách không hạn chế, ngoại trừ những trường hợp pháp luật của quốcgia thành viên quy định hạn chế đối với những đối tượng nhất định, nhằm mụcđính đảm bảo cho một xã hội dân chủ, vì lợi ích, an ninh quốc gia và trật tựcông cộng hoặc vì mục đích bảo vệ các quyền và tự do của những người khác.

Ngoài hai văn kiện quốc tế có giá trị pháp lý nêu trên, năm 1990, Liên hợpquốc cũng cho ra đời thêm một công ước trong lĩnh vực lao động, nhằm bảo vệquyền lợi cho người lao động di trú. Trong công ước này, quyền công đoàn củangười lao động di trú lao động trên lãnh thổ của quốc gia thành viên cũng đượcđảm bảo giống như quyền của người lao động trong nước. Với quy định tại Điều 7về “bảo vệ không phân biệt đối xử” giữa những người lao động có quốc tịch khácnhau, Công ước năm 1990 của Liên hợp quốc về bảo vệ người lao động di trú vàthành viên gia đình của họ3 đã buộc các quốc gia thành viên phải đảm bảo quyềntự do công đoàn của người lao động nước ngoài như quyền của người lao độngtrong nước. Nói cách khác, Công ước này cũng đã gián tiếp thừa nhận quyền tự docông đoàn của tất cả mọi người lao động trên lãnh thổ của quốc gia thành viên.Điều 26, Công ước nêu trên quy định: “Các quốc gia thành viên thừa nhận quyềncủa người lao động di trú tham gia vào những cuộc họp và các hoạt động của cáccông đoàn và các đoàn thể hợp pháp khác, nhằm để bảo vệ quyền và lợi ích kinhtế, văn hoá, xã hội và các quyền khác, theo quy định của các tổ chức nói trên”.Quyền này được cụ thể rõ ràng tại Điều 40 của cùng Công ước: “Người lao động ditrú có quyền, cùng với những người khác, thành lập các hội và các công đoàn tạiđất nước họ đang lao động nhằm thực hiện và bảo vệ các lợi ích kinh tế, vănhoá, xã hội và các lợi ích khác của họ”.

Như vậy, theo quy định của các văn kiện quốc tế của Liên hợp quốc, vì mụcđích đảm bảo cho lợi ích kinh tế, văn hoá, xã hội của mình, tất cả người laođộng, kể cả người lao động nước ngoài, đều có quyền thành lập và tham gia cáccông đoàn theo sự lựa chọn của họ.

Ngoài Liên hợp quốc, quyền tự do công đoàn của người lao động cũng luôn làtâm điểm được bảo vệ bởi Tổ chức lao động quốc tế. Điều 2, Công ước số 87 vềquyền tự do công đoàn và bảo về quyền công đoàn của Tổ chức lao động quốc tế(năm 1948)4 quy định: “Tất cả người lao động và người sử dụng lao động đều cóquyền thành lập và gia nhập các tổ chức theo sự lựa chọn của họ với điều kiệntuân thủ Điều lệ của các tổ chức đó”.

Như vậy, quyền tự do công đoàn của người lao động, theo Tổ chức lao độngquốc tế, cũng bao gồm quyền đựơc thành lập và gia nhập công đoàn theo sự lựachọn của họ. Có nghĩa là, những người lao động có thể thành lập nhiều công đoànkhác nhau trong một cơ sở lao động. Trên cơ sở đó, những người lao động khác cóquyền tự do lựa chọn tham gia vào công đoàn này, hay công đoàn khác để bảo vệ lợiích của mình một cách tốt nhất.

Nhằm đảm bảo cho quyền này được thực hiện một cách triệt để, Điều 1 Công ướcsố 98 của Tổ chức lao động quốc tế về quyền tổ chức và thoả ước lao động tậpthể và các thoả ước liên quan (năm 1949)5 quy định: “Những người lao động phảihưởng được sự bảo vệ thích đáng chống lại tất cả các hành vi phân biệt đối xửnhằm xâm phạm đến quyền tự do công đoàn trong lĩnh vực lao động”. Quy định nàyđược xem như là quy định nhằm phát triển và cụ thể hoá các nguyên tắc và quyđịnh của Công ước số 87 về quyền tự do công đoàn nêu trên.

Như vậy, chúng ta thấy, Công ước số 87 và Công ước số 98 nêu trên đã xácđịnh một cách rõ ràng nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong việc đảm bảocác nguyên tắc tự do công đoàn, nhằm bảo đảm quyền tham gia, thành lập công đoàncủa tất cả người lao động. Theo đó, quốc gia thành viên của các công ước phảitrao quyền cho tất cả người lao động thành lập và gia nhập vào các tổ chức côngđoàn theo sự lựa chọn của họ. Các quốc gia, trên thực tế và trong các văn bảnquy phạm pháp luật, phải đảm bảo tránh xâm phạm đến quyền tự do công đoàn vàviệc thực hiện quyền này của những người lao động. Ngoài ra, các quốc gia cònphải thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo cho người lao động thực hiệnquyền tự do công đoàn, tránh những hành vi phân biệt đối xử vì lý do người lao động tham gia, thành lập công đoàn…

Liên quan đến lao động di trú, Tổ chức lao động quốc tế cũng có những côngước nhằm đảm bảo quyền của người lao động thuộc đối tượng này. Điều 6, Công ướcsố 97 về người lao động di trú (năm 1949)6 quy định: “Các quốc gia thành viêncủa Công ước cam kết áp dụng, không phân biệt về quốc tịch của người lao động(…) về quyền tham gia công đoàn và thừa hưởng những lợi ích về thoả ước laođộng tập thể”. Tuy nhiên, để được hưởng chế độ không phân biệt nói trên, ngườilao động di trú phải được phép cư trú hợp pháp trên lãnh thổ của quốc gia sởtại. Công ước này được phát triển thêm bởi Công ước số 143 về người lao động ditrú (năm 1975)7. Điều 10, Công ước số 143 quy định: “Người lao động di trú phảiđược hưởng quyền bình đẳng về cơ hội và đối xử, nhất là trong các quyền liênquan đến công đoàn, tự do cá nhân và tập thể khi họ cư trú hợp pháp trên lãnhthổ của quốc gia tiếp nhận”.

Ngoài các Công ước có giá trị pháp lý bắt buộc đối với các quốc gia thànhviên phê chuẩn, Tổ chức lao động quốc tế còn có những văn kiện mang tính tuyênbố, khuyến nghị tất cả các quốc gia thành viên của Tổ chức lao động quốc tế bảovệ quyền tự do công đoàn không hạn chế của người lao động. Ví dụ, Tuyên bố năm1998 về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động xác định nghĩa vụ cácnước thành viên của Tổ chức lao động quốc tế (kể cả các nước không phê chuẩnnhững công ước về quyền tự do công đoàn liên quan) phải tôn trọng quyền tự docông đoàn của những người lao động. Như vậy, dù không tham gia, phê chuẩn nhữngcông ước của Tổ chức quốc tế về quyền tự do công đoàn, nhưng ít nhất, các quốcgia thành viên của Tổ chức này phải đảm bảo cho tất cả mọi người lao động phảicó quyền tham gia, thành lập các công đoàn. 

2. Quyền thành lập, tham gia công đoàn trong pháp luật Việt Nam 

Cho đến nay, Việt Namvẫn chưa phải là thành viên của bất kỳ Công ước nào của Tổ chức lao động quốctế về quyền tự do công đoàn nêu trên. Do đó, về mặt pháp lý, chúng ta khôngbuộc phải tuân theo quy định của các Công ước này. Tuy nhiên, trong khuôn khổLiên hợp quốc, Việt Nam đã tham gia hai Công ước năm 1966 về các quyền dân sự,chính trị và các quyền về văn hoá xã hội, trong đó có quyền tham gia, thành lậpcác công đoàn của tất cả mọi người. Tuy vậy, so với quy định về quyền tự docông đoàn trong hai Công ước năm 1966 nêu trên, Luật Công đoàn Việt Nam vẫnchưa đảm bảo hết quyền tham gia thành lập và gia nhập công đoàn của người laođộng bởi một số hạn chế có tính đặc thù.

Điều 1, Luật Công đoàn của Việt Nam quy định: “Những người lao động Việt Namlàm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, xínghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức xãhội đều có quyền thành lập và gia nhập công đoàn trong khuôn khổ Điều lệ Côngđoàn Việt Nam”.

Từ quy định nêu trên, chúng ta có thể kết luận rằng, quyền tham gia thànhlập và gia nhập công đoàn trong pháp luật Việt Nam vẫn được đảm bảo. Thế nhưng,như đã nói, quyền này vẫn còn một số hạn chế nhất định so với quy định của cácCông ước quốc tế. 

Thứ nhất, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm1966 quy định cho “Mọi người đều có quyền tự do lập hội với những người khác,kể cả quyền lập và gia nhập các công đoàn để bảo vệ lợi ích camình”. Quy định này cho phép tất cả mọi người lao động, không phân biệt đối xử,đều có quyền tham gia thành lập và gia nhập công đoàn để bảo vệ lợi ích chomình. So sánh với luật Việt Nam, chúng ta thấy Luật Công đoàn năm 1990 chỉ chophép “người lao động Việt Nam” tham gia, thành lập công đoàn. Hay nói cáchkhác, chỉ có người lao động có quốc tịch Việt Nammới có thể thành lập và trở thành công đoàn viên tại Việt Nam. Hậu quả pháp lý là, người laođộng nước ngoài và người không có quốc tịch lao động tại Việt Nam sẽ không thể tham gia thành lập hay gia nhậpcông đoàn cùng với người lao động có quốc tịch Việt Nam. Nguyên nhân của sự hạn chế nêutrên xuất phát từ mục đích và vai trò của công đoàn được Nhà nước Việt Nam ấnđịnh. Theo đó, “Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấpcông nhân và của người lao động Việt Nam tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo củaĐảng cộng sản Việt Nam; là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội ViệtNam, là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao động”8. Với định nghĩa nàythì quy định về quyền của mọi người đều được tham gia thành lập và gia nhậpcông đoàn của các Công ước quốc tế sẽ không được áp dụng một cách triệt để tạiViệt Nam. 

Thứ hai, ngoài việc thừa nhận quyền tự do công đoàn của tất cả mọingười, cả hai Công ước quốc tế năm 1966 của Liên hợp quốc còn buộc các quốc giathành viên cam kết đảm bảo quyền của mọi người được “thành lập và gia nhập cáccông đoàn mà mình lựa chọn”. Điều này có nghĩa là, nếu một quốc gia chấp nhậnchế độ đa nguyên công đoàn, người lao động sẽ có quyền tham gia thành lập hoặcgia nhập một trong các công đoàn mà họ cảm thấy có lợi và bảo vệ đuợc mìnhtrong quá trình lao động. Theo Luật Công đoàn của Việt Nam thì quyền này không tồn tại,bởi chúng ta không chấp nhận chế độ đa nguyên công đoàn. Do đó, người lao độngkhông có cơ hội để tham gia vào một trong các công đoàn theo sự lựa chọn củahọ, mà họ chỉ có thể tự do thành lập, tham gia vào một công đoàn duy nhất tronghệ thống tổ chức công đoàn Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản ViệtNam.

Tóm lại, quyền tham gia, thành lập công đoàn của người lao động được LuậtCông đoàn năm 1990 đảm bảo. Tuy nhiên, so với quy định của các công ước quốctế, Luật Công đoàn Việt Namvẫn còn một số hạn chế nhất định. Những hạn chế này sẽ không có khả năng khắcphục nếu chúng ta không chấp nhận đa nguyên công đoàn và không chấp nhận chongười nước ngoài thành lập và gia nhập công đoàn khi họ lao động trên lãnh thổViệt Nam. 

Chú thích:
(1) Công ước có hiệu lực ngày 23/3/1976. Việt Nam gia nhập ngày 24/9/1982.
(2) Công ước có hiệu lực ngày 03/01/1976. Việt Nam gia nhập ngày 24/9/1982.
(3) Công ước này có hiệu lực vào tháng 7/2003. Việt Nam chưa phê chuẩn Công ước này.
(4) Công ước này có hiệu lực ngày 4/7/1950. Việt Nam chưa phê chuẩn Công ước này.
(5) Công ước này có hiệu lực ngày 18/7/1951. Việt Nam chưa phê chuẩn Công ước này.
(6) Công ước có hiệu lực ngày 22/7/1952. Việt Nam chưa phải là thành viên củaCông ước này.
(7) Công ước có hiệu lực ngày 09/12/1978. Việt Nam chưa phải là thành viên củaCông ước này.
(8) Điều 1, Luật Công đoàn năm 1990.

SOURCE: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP ĐIỆN TỬ - THS. CAO NHẤT LINH –Khoa luật, Đại học Cần Thơ

Trích dẫn từ: http://www.nclp.org.vn/ban_ve_du_an_luat/quyen-thanh-lap-tham-gia-cong-111oan-trong-luat-quoc-te-va-luat-viet-nam

2 nhận xét: