Hùng Ninh
"Nếu đi đúng hướng, rất có thể kinh tế Myanmar sẽ phát triển nhanh, thậm chí còn nhanh hơn so với Việt Nam", ông Philipp Hoffmann, TGĐ Công ty Dịch vụ Thương mại và Công nghiệp Jebsen & Jessen của Singapore nhận định.
Từng bị cô lập trong quá khứ
Myanmar - một thị trường đã từng bị cô lập trong một thời gian dài hiện đang thu hút được sự quan tâm rất lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài nhờ những triển vọng tiềm năng. Đó là dấu hiệu cho thấy đã có những thay đổi tích cực về quan hệ giữa Myanmar và các nước phương Tây, làm gia tăng hy vọng về sự hủy bỏ lệnh trừng phạt của phương Tây dành cho nước này.
Trong quá khứ, Myanmar đã từng là một trong những quốc gia giàu có nhất khu vực Đông Nam Á vào những năm 1950. Tuy nhiên, chế độ quân sự độc tài năm 1962, khiến cho nền kinh tế rơi vào tình trạng kiệt quệ một thời gian dài, buộc Myanmar phải nhường đường phát triển cho các quốc gia khác trong khu vực.
Chế độ xã hội chuyển đổi sang tư bản chủ nghĩa vào những năm 1990. Nhưng các chính sách cải cách cũng không thể làm thay đổi cơ cấu kinh tế của Myanmar. Của cải phần lớn thuộc về những người có quyền lực chính trị. Hoa Kỳ đã áp dụng lệnh trừng phạt đối với nước này. Qua đó cấm các khoản đầu tư mới tại đây đồng thời cấm Myanmar xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ. Bên cạnh đó các giao dịch tài chính cũng bị cấm tại nước này.
Cho đến nay, lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu đối với Myanmar kể từ cuối những năm 1990 khiến cho các nhà đầu tư chỉ có thể tập trung trung đến các công ty châu Á không bị ảnh hưởng bởi lệnh này. Tuy nhiên một số nhà đầu tư đã từng do dự bởi lo ngại về rủi ro có thể ập đến hay nghi ngờ về các cơ hội kinh doanh thì giờ đây, họ đang dần thay đổi suy nghĩ.
Các nhà chức trách nước này sẵn sàng thảo luận về các kế hoạch hợp tác do những phản ứng dữ dội từ nhà đầu tư- những người vẫn còn hoài nghi về tính hiệu quả của những cải cách gần đây tại nước này. Các quan chức Mỹ thì cho rằng họ không có ý định dỡ bỏ lệnh trừng phạt cho đến khi Myanmar tạo được những thay đổi tích cực, trong đó có việc minh bạch hóa các giao dịch với Triều Tiên.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã có chuyến thăm Myanmar. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Ngoại trưởng Mỹ tại nước này trong hơn 50 năm qua. Đây được xem như một dấu hiệu làm tăng thêm hy vọng nối lại quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia. Trong khi đó châu Âu cũng đang có ý định nới lỏng biện pháp trừng phạt dành cho Myanmar.
Một thị trường đang chuyển mình
Tiềm năng của Myanmar là rất lớn. Đây là một trong những thị trường lớn của châu Á. Myanmar là quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khí đốt, gỗ, đá quý và có tiềm năng trở thành một nhà xuất khẩu lớn các sản phẩm như gạo, thủy sản.
Ngành công nghiệp du lịch cũng khá phát triển với lợi thế của khu phức hợp đền thờ 900 năm tuổi và những bãi biển dài và đẹp. Mỗi năm Myanmar thu hút 15 triệu du khách. Bên cạnh đó, tại Myanmar, chi phí sản xuất tương đối thấp. Số lượng người dân có khả năng nói tiếng Anh lớn, hệ thống pháp luật khá gần với những tiêu chuẩn của luật pháp Anh quốc.
Tại trung tâm Yangon, sau nhiều năm ảm đạm thì giờ đây cơ hội như mở ra những có hội mới. Các nhà kinh doanh đến từ nhiều nước trên thế giới trong đó có Úc, Đức...Du lịch cũng rất có triển vọng lớn. Các công ty châu Á đến từ Đài Loan, Thái Lan và nhiều nước khác cũng đang đang có ý định đầu tư tại khu vực miền nam Myanmar với các dự án lớn về đường bộ, đường sắt và cảng biển.
Một số các công ty lớn, bao gồm Total SA ( Pháp) được tiếp tục hoạt động tại Myanmar. Theo quy định của lệnh trừng phạt thì các công ty đã hoạt động trước thời điểm lệnh trừng phạt có hiệu lực thì vẫn được phép kinh doanh tại đây. Tập đoàn Cnooc Trung Quốc, PTT của Thái Lan và các công ty châu Á khác tiếp tục mở rộng hoạt động tại thị trường này.
Myanmar bắt đầu có những thay đổi về chính sách vào năm ngoái. Mặc dù trước đó Mỹ và Liên minh châu Âu đã lên án về tính nghiêm túc của cuộc bầu cử. Tuy nhiên chính phủ Myanmar, đã có những động thái khá tích cực như giải phóng một số tù nhân chính trị và tham gia đàm phán với với bà Suu Kyi- đại diện cho đảng đôi lập...
Chính phủ cũng đã thông qua luật lao động, giảm thuế đầu tư nước ngoài và tham khảo ý kiến của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong việc hoàn thiện hệ thống tiền tệ, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Tuần trước, một số ngân hàng địa phương được phép giao dịch giữa đồng kyat của Myanmar với đồng USD, euro và đô la Singapore. Máy rút tiền tự động vừa xuất hiện tại Yangon lần đầu tiên như một dấu hiệu khả quan.
Thách thức nhưng đầy triển vọng
Tuy nhiên, trở ngại cũng không phải là nhỏ. Hệ thống điện lưới còn nhiều trục trặc. Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ cũng như đường thủy cũng chưa đạt tiêu chuẩn. Trong khi đó hệ thống tài chính vẫn chưa được hoàn thiện. Hoạt động hay sự minh bạch của chính phủ vẫn chưa nhận được sự tin tưởng trong và ngoài nước. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, Myanmar có 50 triệu dân, tương đương với Hàn Quốc. Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF thì cho biết Myanmar là quốc gia có GDP/ đầu người thấp thứ hai châu Á sau Afghanistan.
Một trong số các thương hiệu phương Tây đầu tiên gia nhập vào thị trường Myanmar là: gã khổng lồ Unilever. Hãng này đã cung cấp sản phẩm cho nước này thông qua một nhà phân phối vào cuối năm ngoái. Sản phẩm của công ty đã được nhập vào Myanmar thông qua các bên thứ ba. Theo phát ngôn viên một trong các "bên thứ ba" đó là Thái Lan và Uniliver không có văn phòng chính thức tại Myanmar.
Lệnh trừng phạt của Tây chủ yếu cấm việc nhập khẩu hàng hóa từ Myanmar, các giao dịch với các hãng lớn hay các ông trùm thương mại và một số giao dịch tài chính. Bán hàng vào trong nước, ngoại trừ vũ khí, nói chung không bị cấm.
Tập đoàn Caterpillar Mỹ cũng kinh doanh tại Myanmar. Theo tờ báo New Light của Myanmar, vào tháng 8, các quan chức chính phủ đã có cuộc gặp với đại diện của Caterpillar để thảo luận các giao dịch hàng hóa là các thiết bị máy móc. "Caterpillar và một số chi nhánh nước ngoài, trong một số trường hợp, chỉ có thể bán sản phẩm cho các đại lý độc lập sau đó phân phối tới người dùng tiêu dùng tại nước này. Tại Myanmar, điều kiện không hề thuận lợi", đại diện của Caterpillar cho biết.
Các nhà đầu tư, đang trông chờ vào kế hoạch thông qua luật đầu tư nước ngoài của chính phủ. Bộ luật sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài kiểm soát hoạt động kinh doanh của mình.
"Tiến trình được diễn ra nhanh hơn dự đoán", ông Douglas Clayton, nhà điều hành Công ty Cổ phần tư nhân Leopard Capital khu vực Đông Nam Á cho biết sau hơn 20 năm theo dõi tình hình phát triển của Myanmar.
Công ty dịch vụ thương mại và công nghiệp Jebsen & Jessen của Singapore đã thành lập công ty liên doanh tại nước này vào tháng Bảy. "Đây là một dấu hiệu đáng mừng", ông Philipp Hoffmann, Tổng Giám đốc công ty cho biết.
"Nếu đi đúng hướng, rất có thể kinh tế Myanmar sẽ phát triển nhanh, thậm chí còn nhanh hơn so với Việt Nam", ông Hoffman nhận định.
Trong khi đó tín hiệu về đầu tư kinh doanh tại nước này đang có những dấu hiệu rất khả quan khi một loạt các công ty nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà đầu tư nước ngoài.
"Chuyến thăm của Ngoại trưởng Clinton sẽ là một bước tiến rất lớn. Nó sẽ làm thay đổi định kiến hiện nay về Myanmar," ông de Waegh, cựu điều hành tập đoàn British American Tobacco tại Myanmar cho biết.
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Nguồn: Vpbs
Từng bị cô lập trong quá khứ
Myanmar - một thị trường đã từng bị cô lập trong một thời gian dài hiện đang thu hút được sự quan tâm rất lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài nhờ những triển vọng tiềm năng. Đó là dấu hiệu cho thấy đã có những thay đổi tích cực về quan hệ giữa Myanmar và các nước phương Tây, làm gia tăng hy vọng về sự hủy bỏ lệnh trừng phạt của phương Tây dành cho nước này.
Trong quá khứ, Myanmar đã từng là một trong những quốc gia giàu có nhất khu vực Đông Nam Á vào những năm 1950. Tuy nhiên, chế độ quân sự độc tài năm 1962, khiến cho nền kinh tế rơi vào tình trạng kiệt quệ một thời gian dài, buộc Myanmar phải nhường đường phát triển cho các quốc gia khác trong khu vực.
Chế độ xã hội chuyển đổi sang tư bản chủ nghĩa vào những năm 1990. Nhưng các chính sách cải cách cũng không thể làm thay đổi cơ cấu kinh tế của Myanmar. Của cải phần lớn thuộc về những người có quyền lực chính trị. Hoa Kỳ đã áp dụng lệnh trừng phạt đối với nước này. Qua đó cấm các khoản đầu tư mới tại đây đồng thời cấm Myanmar xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ. Bên cạnh đó các giao dịch tài chính cũng bị cấm tại nước này.
Cho đến nay, lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu đối với Myanmar kể từ cuối những năm 1990 khiến cho các nhà đầu tư chỉ có thể tập trung trung đến các công ty châu Á không bị ảnh hưởng bởi lệnh này. Tuy nhiên một số nhà đầu tư đã từng do dự bởi lo ngại về rủi ro có thể ập đến hay nghi ngờ về các cơ hội kinh doanh thì giờ đây, họ đang dần thay đổi suy nghĩ.
Các nhà chức trách nước này sẵn sàng thảo luận về các kế hoạch hợp tác do những phản ứng dữ dội từ nhà đầu tư- những người vẫn còn hoài nghi về tính hiệu quả của những cải cách gần đây tại nước này. Các quan chức Mỹ thì cho rằng họ không có ý định dỡ bỏ lệnh trừng phạt cho đến khi Myanmar tạo được những thay đổi tích cực, trong đó có việc minh bạch hóa các giao dịch với Triều Tiên.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã có chuyến thăm Myanmar. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Ngoại trưởng Mỹ tại nước này trong hơn 50 năm qua. Đây được xem như một dấu hiệu làm tăng thêm hy vọng nối lại quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia. Trong khi đó châu Âu cũng đang có ý định nới lỏng biện pháp trừng phạt dành cho Myanmar.
Một thị trường đang chuyển mình
Tiềm năng của Myanmar là rất lớn. Đây là một trong những thị trường lớn của châu Á. Myanmar là quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khí đốt, gỗ, đá quý và có tiềm năng trở thành một nhà xuất khẩu lớn các sản phẩm như gạo, thủy sản.
Ngành công nghiệp du lịch cũng khá phát triển với lợi thế của khu phức hợp đền thờ 900 năm tuổi và những bãi biển dài và đẹp. Mỗi năm Myanmar thu hút 15 triệu du khách. Bên cạnh đó, tại Myanmar, chi phí sản xuất tương đối thấp. Số lượng người dân có khả năng nói tiếng Anh lớn, hệ thống pháp luật khá gần với những tiêu chuẩn của luật pháp Anh quốc.
Tại trung tâm Yangon, sau nhiều năm ảm đạm thì giờ đây cơ hội như mở ra những có hội mới. Các nhà kinh doanh đến từ nhiều nước trên thế giới trong đó có Úc, Đức...Du lịch cũng rất có triển vọng lớn. Các công ty châu Á đến từ Đài Loan, Thái Lan và nhiều nước khác cũng đang đang có ý định đầu tư tại khu vực miền nam Myanmar với các dự án lớn về đường bộ, đường sắt và cảng biển.
Một số các công ty lớn, bao gồm Total SA ( Pháp) được tiếp tục hoạt động tại Myanmar. Theo quy định của lệnh trừng phạt thì các công ty đã hoạt động trước thời điểm lệnh trừng phạt có hiệu lực thì vẫn được phép kinh doanh tại đây. Tập đoàn Cnooc Trung Quốc, PTT của Thái Lan và các công ty châu Á khác tiếp tục mở rộng hoạt động tại thị trường này.
Myanmar bắt đầu có những thay đổi về chính sách vào năm ngoái. Mặc dù trước đó Mỹ và Liên minh châu Âu đã lên án về tính nghiêm túc của cuộc bầu cử. Tuy nhiên chính phủ Myanmar, đã có những động thái khá tích cực như giải phóng một số tù nhân chính trị và tham gia đàm phán với với bà Suu Kyi- đại diện cho đảng đôi lập...
Chính phủ cũng đã thông qua luật lao động, giảm thuế đầu tư nước ngoài và tham khảo ý kiến của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong việc hoàn thiện hệ thống tiền tệ, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Tuần trước, một số ngân hàng địa phương được phép giao dịch giữa đồng kyat của Myanmar với đồng USD, euro và đô la Singapore. Máy rút tiền tự động vừa xuất hiện tại Yangon lần đầu tiên như một dấu hiệu khả quan.
Thách thức nhưng đầy triển vọng
Tuy nhiên, trở ngại cũng không phải là nhỏ. Hệ thống điện lưới còn nhiều trục trặc. Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ cũng như đường thủy cũng chưa đạt tiêu chuẩn. Trong khi đó hệ thống tài chính vẫn chưa được hoàn thiện. Hoạt động hay sự minh bạch của chính phủ vẫn chưa nhận được sự tin tưởng trong và ngoài nước. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, Myanmar có 50 triệu dân, tương đương với Hàn Quốc. Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF thì cho biết Myanmar là quốc gia có GDP/ đầu người thấp thứ hai châu Á sau Afghanistan.
Một trong số các thương hiệu phương Tây đầu tiên gia nhập vào thị trường Myanmar là: gã khổng lồ Unilever. Hãng này đã cung cấp sản phẩm cho nước này thông qua một nhà phân phối vào cuối năm ngoái. Sản phẩm của công ty đã được nhập vào Myanmar thông qua các bên thứ ba. Theo phát ngôn viên một trong các "bên thứ ba" đó là Thái Lan và Uniliver không có văn phòng chính thức tại Myanmar.
Lệnh trừng phạt của Tây chủ yếu cấm việc nhập khẩu hàng hóa từ Myanmar, các giao dịch với các hãng lớn hay các ông trùm thương mại và một số giao dịch tài chính. Bán hàng vào trong nước, ngoại trừ vũ khí, nói chung không bị cấm.
Tập đoàn Caterpillar Mỹ cũng kinh doanh tại Myanmar. Theo tờ báo New Light của Myanmar, vào tháng 8, các quan chức chính phủ đã có cuộc gặp với đại diện của Caterpillar để thảo luận các giao dịch hàng hóa là các thiết bị máy móc. "Caterpillar và một số chi nhánh nước ngoài, trong một số trường hợp, chỉ có thể bán sản phẩm cho các đại lý độc lập sau đó phân phối tới người dùng tiêu dùng tại nước này. Tại Myanmar, điều kiện không hề thuận lợi", đại diện của Caterpillar cho biết.
Các nhà đầu tư, đang trông chờ vào kế hoạch thông qua luật đầu tư nước ngoài của chính phủ. Bộ luật sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài kiểm soát hoạt động kinh doanh của mình.
"Tiến trình được diễn ra nhanh hơn dự đoán", ông Douglas Clayton, nhà điều hành Công ty Cổ phần tư nhân Leopard Capital khu vực Đông Nam Á cho biết sau hơn 20 năm theo dõi tình hình phát triển của Myanmar.
Công ty dịch vụ thương mại và công nghiệp Jebsen & Jessen của Singapore đã thành lập công ty liên doanh tại nước này vào tháng Bảy. "Đây là một dấu hiệu đáng mừng", ông Philipp Hoffmann, Tổng Giám đốc công ty cho biết.
"Nếu đi đúng hướng, rất có thể kinh tế Myanmar sẽ phát triển nhanh, thậm chí còn nhanh hơn so với Việt Nam", ông Hoffman nhận định.
Trong khi đó tín hiệu về đầu tư kinh doanh tại nước này đang có những dấu hiệu rất khả quan khi một loạt các công ty nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà đầu tư nước ngoài.
"Chuyến thăm của Ngoại trưởng Clinton sẽ là một bước tiến rất lớn. Nó sẽ làm thay đổi định kiến hiện nay về Myanmar," ông de Waegh, cựu điều hành tập đoàn British American Tobacco tại Myanmar cho biết.
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Nguồn: Vpbs
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét