Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

Những thách thức của Trung Quốc trong năm 2012

Andrew S. Erickson & Gabe Collins

Trung Quốc bước vào năm mới đối diện với những thách thức và cơ hội sẽ định dạng bởi việc chính phủ và xã hội phản ứng với chúng ra sao. Xin vạch ra mười hai điểm mấu chốt và vấn đề sẽ giúp xách định Trung Quốc trong năm 2012, cả ở trong và ngoài nước.




2012 sẽ là năm của “hai tầng lớp” torng đó những yếu tố trong nước và ngoài nước được liên kết một cách rõ ràng hơn bao giờ. Trong khi một thế hệ mới của giới đứng đầu đang chuẩn bị để lãnh đạo Trung Quốc, hàng triệu người dân và công dân mạng cũng như đối tác nước ngoài của họ sẽ theo dõi hành động của Bắc Kinh sát sao hơn bao giờ.

Trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc Lưu Chấn Dân. 

1. Quá trình chuyển đổi chính trị mỗi mười năm vào tháng Mười 2012 thì chắc chắn sẽ tạo ra đàn áp mạnh mẽ hơn trong nước và những luận điệu hùng hồn hơn ở nước ngoài khi Trung Quốc đối diện với những thử thách trong nước và thấy mình bị kềm chế trên trường quốc tế. Những nước láng giền đang e sơ sẽ củng cố mạnh mẽ hơn quan hệ với Hoa Kỳ. Những quốc gia tồi tệ như Bắc Hàn, Pakistan và Iran chắc chắn cũng sẽ trải qua những khó khăn, ảnh hưởng đến lợi ích riêng của Trung Quốc. Về đối ngoại, Trung Quốc chắc chắn sẽ trở nên ít nhân nhượng hơn trước đây. Về đối nội, Bắc Kinh sẽ từ chối đưa ra những quyết định khó khăn về cải cách kinh tế, đặc biệt là những cải cách có thể làm thiệt hại đến những doanh nghiệp nhà nước và những quan tâm về độc quyền liên quan đến những gia đình của tầng lớp lãnh đạo chính trị. Về cả trong và ngoài nước, giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ tìm cách trì hoãn những quyết định chính sách khó khăn cho đến sau quá trình chuyển nhượng quyền hành. 

2. Việc suy giảm mức tăng trưởng kinh tế chắc chắn sẽ bộc lộ bản chất thiếu sót và kém bền vững của mô hình phát triển dựa trên cơ sở hạ tầng của Trung Quốc. Giáo sư Minxin Pei đã trích lời một quan chức quản lý ngân hàng địa phương rằng chỉ ⅓ những dự án đầu tư hiện đang được xây dựng sẽ tạo ra nguồn tiền lớn đủ để chi trả gánh nặng về dịch vụ nợ. Điều này có thể nhanh chóng giảm thiểu mức tăng trưởng kinh tế và nhu cầu hàng hoá trong năm 2012.


3. Tình trạng nợ nần của chính quyền địa phương ở Trung Quốc sẽ tạo ra mối quan tâm trên thế giới. Hoa Kỳ và châu Âu hiện đang là những biểu tượng cho những khó khăn tài chính, nhưng món nợ đang trương phồng của các chính quyền địa phương Trung Quốc chắc chắn sẽ là những câu chuyện đăng trên trang nhất. Nợ địa phương, được cho là đã lên đến 1,7 nghìn tỉ Mỹ kim, có thể sẽ còn lớn hơn nữa. Các cơ quan tài chính nhà nước địa phương vẫn còn ít nhất là 2,3 nghìn tỉ Nhân dân tệ (364 tỉ Mỹ kim) tiền tính dụng chưa cho vay. Trong khi các nhà hoạch định chính sách vẫn có đủ chỗ để xoay trở trong việc tìm cách lướt qua cho đến tháng Mười 2012, vấn đề tồn đọng là việc xây dựng cơ sở hạ tầng chắc chắn sẽ không tạo ra nguồn tiền cần có để chi trả cho những món nợ được dùng để tài trợ cho các dự án này. Sẽ xảy ra hiện tượng những món vay không sinh lãi một lần nữa trở thành gánh nặng của các ngân hàng Trung Quốc. 

4. Sự sụt giảm giá cả địa ốc chắc chắn sẽ ảnh hưởng nặng đến mức tăng trưởng GDP. Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc vừa qua đã ước lượng rằng giá cả bất động sản trong những thành phố hạng nhất như Bắc Kinh và Thượng Hải sẽ cần phải giảm đến 25% và những thành phố hạng hai như Tràng Sa cũng cần phải giảm đến 15% để quay lại mức độ hợp lý vào năm 2012. Với những vai trò quá khổ mà việc đầu tư địa ốc đang nắm trong sự tăng trưởng kinh tế trong những năm qua, việc hạ giá này báo trước tương lai thảm hại của mức tăng trưởng GDP. Ngân hàng Trung Quốc vừa qua đã cắt giảm dự đoán tăng trưởng GDP trong năm 2012 từ 9,3% xuống còn 8,8%. Những ngân hàng khác cũng đã làm theo. Chúng ta tin rằng trong năm 2012, nền kinh tế Trung Quốc sẽ yêu cầu những biện pháp chính sách tích cực để bắt kịp mục tiêu tăng trưởng 7% được đưa ra trong Kế hoạch Năm năm lần thứ 12. 

5. Khó khăn về nợ, tăng trưởng chậm và nhu cầu tiếp tục ít ỏi tại những thị trường xuất khẩu chính của Trung Quốc như Hoa Kỳ, Liên Âu và Nhật Bản chắc chắn sẽ có những hệ quả nghiêm trọng đối với những quốc gia đang hưởng lợi từ việc bùng nổ nhu cầu nguyên liệu ở Trung Quốc. Úc, Brazil, Indonesia, Chile và Nga sẽ lâm vào vị trí mong mạnh khi một sự giảm tốc độ tại Trung Quốc dẫn đến việc giảm giá trầm trọng về nguyên liệu thô như quặng sắt, than đá và dầu thô. 

6. Chính quyền Trung Quốc chắc chắn sẽ xiết chặt qui định về truyền thông báo chí trong nước khi họ vẫn quan tâm đặc biệt đến những bất ổn xã hội và tìm cách che đậy những tin tức có thể tạo ra tranh luận trước tháng Mười 2012.Các nhà đầu tư sẽ phải vô cùng cẩn thận để tránh những dữ kiện quan trọng bị che giấu. 

7. Để đón đầu tình trạng bất an xã hội, Bắc Kinh có thể tăng cường các chính sách nhằm nâng cao mức tăng trưởng ở miền Trung và Tây Trung Quốc. Bất chấp sự có sẵn của tầng lớp dân nhập cư lớn tuổi quay trở về những vùng nông thôn, phương cách cỗ vũ tăng trưởng dựa trên cơ sở hạ tầng của Bắc Kinh đang bị chậm lại. Mức độ máy ủi đất được bán ra, vốn được dùng làm thước đo cho hoạt động xây dựng, đã giảm 33,2% theo từng năm tại miền Tây Trung Quốc và 29,5% theo từng năm tại miền Trung Trung Quốc vào tháng Mười một 2011. Những chính sách nhắm vào việc khôi phục lại hoạt động xây dựng nhằm giữ nguyên mức tăng trưởng trong những khu vực này chắc chắn sẽ làm nặng nề hơn những thử thách về nợ địa phương vốn đã trầm trọng. 

8. Có nguy cơ ngày càng cao rằng lạm phát sẽ vượt quá mức trông đợi. Nếu tăng trưởng bị chậm lại trong khi giá bất động sản tiếp tục giảm và kinh tế của các nước đối tác thương mại vẫn còn yếu, Bắc Kinh có thể bắt buộc phải nới lỏng qui định cho vay. Việc mở rộng nguồn cung cấp tiền này chắc chắn sẽ đẩy mức lạm phát vượt quá don số 2,8% mà Li Daokui thuộc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc dự đoán cho năm 2012. 

9. 2012 chắn chắn xảy ra việc đầu tư ra nước ngoài khi các doanh nghiệp Trung Quốc và các nhà đầu tư cá nhân giàu có ở Trung Quốc tìm kiếm nơi ẩn náu an toàn trước khả năng nền kinh tế bị chậm bước và nạn lạm phát trong nước. Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada, Úc và New Zealand là những quốc gia tốt nhất hưởng lợi từ những đầu tư cá nhân về bất động sản và những tài sản khác từ những người Trung Quốc giàu có. Các công ty Trung Quốc sẽ tiếp tục tìm kiếm tài sản trên toàn thế giới, với việc các công ty khai thác tài nguyên sẽ đặc biệt chú tâm vào Úc, châu Phi và châu Mỹ La Tinh. 

10. Chúng ta trông đợi tình trạng tranh chấp sẽ tiếp diễn và có khả năng đụng độ sẽ xảy ra trên vùng biển Nam Hải, đặc biệt là giữa lực lượng hải quân Trung Quốc và Việt Nam. Phương cách cứng rắn của chính phủ Trung Quốc về các vấn đề hàng hải trên vùng biển Nam và Đông Hải sẽ gây ra thêm mâu thuẫn với Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và Philippines. Hàn Quốc đã có kế hoạch sử dụng lực lượng quân đội đặc biệt có trang bị vũ khí trong các chuyến kiểm tra việc đánh cá. Những chạm trán nghiêm trọng với giới ngư dân Trung Quốc chắc chắn sẽ xảy ra. 

11. Trung Quốc được trông đợi sẽ bắt đầu tiến hành giàn khoan giếng dầu cực sâu bằng một tàu khoan được sản xuất trong nước. Việt Nam và Philippines chắc chắn sẽ phản đối, bất chấp thực tế rằng giếng dầu đại dương đầu tiên chắc chắn sẽ được khoan tại khu vực phía bắc biển Nam Hải bên trong vùng đặc quyền kinh tế EEZ của Trung Quốc vốn không bị tranh chấp. 

12. Bắc Kinh sẽ tăng cường những chiến dịch chống hải tặc đang diễn ra tại vùng Vịnh Aden/Ấn Độ Dương, có thể với sự đi lại có giới hạn và vị thế tấn công tại những nơi như Seychelles. Đây là một phần của một khuôn mẫu lớn hơn mà Bắc Kinh đang tiếp tục tập trung khả năng quân sự với cường độ cao trong vùng Biển gần (Hoàng Hải, Đông Hải và Nam Hải) và sự tiếp cận nhanh chóng của chúng, trong khi phát triển những sức mạnh với cường độ thấp hơn, từ tốn hơn tại những vùng biển xa.


Nguồn:  The Diplomat/ Xcafe

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét