Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

Mô hình từ trên xuống

 ( Còn độc quyền cai trị đất nước, còn bịt miệng báo chí, nhân dân thì còn tham nhũng!.
 Đảng cộng sản thực hiện bất cứ mô hinh nào để diệt tham nhũng chẳng qua chỉ là: "bình cũ rượu mới" là, "đánh đĩ bằng mồm" là, " "nồi canh sâu " mà cộng sản bắt dân tộc phải ăn. 
Rồi đây chúng ta phải cần bao nhiêu thế hệ mới trả hết nợ vay nước ngoài mà đảng cộng sản đã đỗ trên đần dân tộc Việt nam?! )



Có 6 mô hình Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng được đưa ra tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 3 (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”.
 
Đưa ra nhiều mô hình để lựa chọn, nhằm mục đích tìm ra mô hình thực hiện hiệu quả nhất công tác phòng, chống tham nhũng.

Tuy vậy, dù mô hình nào, điều cơ bản, như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ ra: “Cần bịt kín những sơ hở có thể tạo điều kiện cho tham nhũng, lãng phí, loại bỏ cơ chế tạo ra đặc quyền đặc lợi”. Một khi trong hệ thống quản lý còn có môi trường cho tham nhũng sinh sôi, có kẽ hở cho tham nhũng được vỗ béo, thì mô hình chỉ đạo nào cũng không thể ngăn chặn được.    

Hội nghị thẳng thắn nhìn nhận tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng. Tồn tại này có thể có một phần nguyên nhân do mô hình ban chỉ đạo hoạt động chưa hiệu quả, hạn chế thẩm quyền, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là còn nhiều cơ chế thiếu minh bạch, khoa học, công khai, dân chủ; cho nên người có quyền có cơ hội lạm quyền, có bóng tối để tư lợi.

Ai tham nhũng được? Chỉ có cán bộ có chức quyền. Cán bộ có chức quyền là ai? Phần lớn là đảng viên. Cho nên, dù mô hình nào thì cấp ủy của từng đơn vị cũng là nơi phải kiểm soát đảng viên. Và cụ thể hơn, người đứng đầu liêm khiết, không phe cánh, không vụ lợi cá nhân thì tham nhũng không có đất sống. Người đứng đầu mà tham nhũng thì nói đằng trời cũng không thuyết phục được ai, mô hình nào cũng không phòng, chống được.

Một điều rõ ràng, để trị được tham nhũng phải sử dụng công cụ của pháp luật và các cơ quan bảo vệ pháp luật. Sự công tâm, nghiêm minh, quyết liệt và đặc biệt là sự đảm bảo tính độc lập trong điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan này sẽ là yếu tố quan trọng để thực hiện phòng, chống tham nhũng hiệu quả. Xử nghiêm với bất kỳ ai, không bao che, bênh vực. Còn có những nơi không dám động đến thì mô hình nào cũng vô ích.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) đã có câu nói ấn tượng và chí lý: “Chống tham nhũng phải như quét cầu thang, quét từ trên quét xuống chứ không phải quét từ dưới quét lên. Có những cách xử lý một số vụ việc vừa rồi dân không hài lòng. Nói là sai phạm ở trên chưa đến mức phải xử lý, nhưng chẳng lẽ sai phạm ở dưới lại đến mức phải xử lý hay sao?”. Dù mô hình chỉ đạo gì, cách thực hiện cũng phải từ trên xuống.
Lê Thanh Phong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét