Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Còn cộng sản người công nhân còn khổ dài dài: Tranh chấp lao động: Xử theo luật cũng khó

Revolution fist.jpg
Đảng Cộng sản luôn tự xưng là người đại diện cho giai cấp Công nhân nhưng lại thờ ơ, vô trách nhiệm với người lao động. Thậm chí họ còn siết chặt sự kiểm soát đối với người công nhân bằng tổ chức Công Đoàn quốc doanh. Điều đó chứng tỏ rằng, đảng Cộng sản chỉ lo cho lợi ích của bản thân và đồng đảng của họ. Và đó là thực trạng về giới công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

 Hầu hết các vụ đình công trong thời gian qua là không đúng pháp luật, nhưng người sử dụng lao động lại khó kiện ra Tòa để đòi bồi thường… Tỷ lệ hủy sửa án lao động thuộc diện cao nhất trong các loại án mà tòa án các cấp đã giải quyết. Tại sao án lao động lại khó như vậy?

Một vụ đình công của người lao động (ảnh minh họa)

Đình công - chính đáng mà vẫn bất hợp pháp

Tại Đồng Nai, có thời điểm 6 ngày xảy ra 12 cuộc đình công. Ba tháng đầu năm nay đã xảy ra 51 vụ. Có vụ đến 13.800 công nhân tham gia như vụ đình công tại Công ty Hwa Seung Vina (KCN Nhơn Trạch)… Đồng Nai chỉ là một trong số các tỉnh thành có tốc độ phát triển nhanh, thu hút đầu tư mạnh như TP.HCM, Bình Dương ở phía Nam hay các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Nội ở phía Bắc... hay xảy ra đình công.

Các cuộc đình công chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp tư nhân. Tỉnh Bắc Ninh khá yên ả nhưng từ đầu năm đến nay cũng có chừng 20 cuộc đình công xảy ra.

Những ngày đầu năm này, vụ đình công của 1.500 công nhân Công ty Doosan thuộc KKT Dung Quất đã làm tê liệt hoàn bộ hoạt động xây dựng cũng như sản xuất ở các nhà máy của công ty này.

Mục tiêu của các cuộc đình công là đòi tăng lương, tiền thưởng, chế độ làm việc, nghỉ ngơi. Điều đáng nói là phía doanh nghiệp cũng có không ít đơn vị vi phạm hợp đồng đã ký kết với người lao động hoặc vi phạm quy định của pháp luật về lao động…

Ví dụ ở Bình Dương có 82 vụ tranh chấp lao động tập thể, nguyên nhân do người sử dụng lao động không thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật lao động như áp dụng nâng lương không phù hợp, không xây dựng thang, bảng lương, quy chế trả lương, thưởng, không thực hiện thang bảng lương đã đăng ký, thay đổi định mức lao động, không giải quyết trợ cấp thôi việc, không tham gia BHXH, BHYT, tăng ca quá thời gian quy định, không thực hiện hoặc có thực hiện nhưng chưa đúng quy định chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại...

Ở Bình Dương nói riêng và các tỉnh khác nói chung cũng tương tự, những cuộc tranh chấp lao động tập thể không đơn thuần là vì mức lương cơ bản quá thấp mà còn vì những quyền lợi cơ bản của người lao động không được người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ. Việc đấu tranh của người lao động trong đại đa số trường hợp là rất chính đáng, nhưng có một thực tế đáng buồn là hầu hết các cuộc đình công trong thời gian qua đều bất hợp pháp.


Nguyên nhân của tình trạng này không có gì khác hơn là sự bất cập của pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này. Quy định về trình tự, thủ tục đình công, giải quyết đình công ít có tính khả thi. Chính vì vậy, công đoàn cơ sở chưa thực hiện được quyền khởi xướng và lãnh đạo đình công. Thực tế thì chưa có cuộc đình công nào do Công đoàn khởi xướng. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến đình công bất hợp pháp. Chưa kể có nhiều doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn.

Về mặt thủ tục để có được cuộc đình công hợp pháp cũng khó vô cùng. Theo quy định hiện nay, một cuộc đình công phải thực hiện ba bước là trung gian hòa giải, đàm phán, không thỏa thuận được mới có thể đình công. Việc lấy ý kiến cũng quy định rõ, nếu doanh nghiệp có dưới 300 công nhân thì lấy ý kiến trực tiếp, trên 300 công nhân thì lấy ý kiến thành viên Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, tổ trưởng Công đoàn và tổ trưởng sản xuất. Phiếu lấy ý kiến phải nêu rõ đồng ý hay không đồng ý đình công…

Án lao động - vì sao khó?

Nguyên nhân chủ quan là các Tòa án chưa thực sự quan tâm đến án lao động. Tòa án các cấp chưa chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết như nghiên cứu pháp luật lao động, bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên các thông tin, kiến thức cần thiết nên khi thụ lý lúng túng là tất yếu.

Nhiều Thẩm phán bế tắc ngay từ khi xử lý đơn kiện, không xác định được vụ kiện là dân sự hay lao động, lao động hay kinh tế… Ví dụ như loại việc tranh chấp tại các doanh nghiệp cổ phần đang diễn ra phổ biến, chiếm tới 50% số vụ án lao động hiện nay, cũng là tranh chấp về quyền lợi của người lao động đồng thời là cổ đông của doanh nghiệp nhưng phải xem xét kỹ để xác định tranh chấp đó do luật lao động hay luật doanh nghiệp điều chỉnh. Vấn đề này chưa có hướng dẫn nên cách giải quyết vẫn chủ yếu phụ thuộc vào “cảm tính” của Thẩm phán.

Nhiều Tòa án vẫn mắc lỗi khi yêu cầu đương sự phải thông qua hòa giải trước khi khởi kiện, mặc dù BLLĐ đã sửa đổi quy định này, có một số loại việc không cần phải thông qua hòa giải trước khi khởi kiện như người lao động kiện đòi bồi thường thiệt hại, tranh chấp về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động…

Nhiều Tòa án bị khiếu nại về việc trả lại đơn, và nhiều trường hợp khiếu nại của đương sự là đúng. Nguyên nhân là Tòa không nắm vững quy định về thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp lao động nên trả lại đơn không có căn cứ. Nhiều Thẩm phán không xác định được cần phải làm rõ những chứng cứ nào, trách nhiệm và khả năng cung cấp chứng cứ của đương sự đến đâu và văn bản nào được áp dụng để giải quyết…

Thực tế này đòi hỏi ngành Tòa án phải chú trọng đến công tác đào tạo một đội ngũ Thẩm phán chuyên trách án lao động có đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đời sống xã hội.

Lưu Thư

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét