Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

Cười tí cho đời bớt khổ: LẬY BÁC Ạ !

                  

Diễn Đàn Công Nhân lượm bài nầy trên nét, thấy cũng vui vui. Xin đăng lại để cùng nhau thưởng thức, để quên đi một chút mệt nhọc sau giờ lao động trong ngày.

VIP KK

            Ngày xưa, hồi Việt Cộng chưa chiếm miền Nam,  Saigon có tờ Con Ong.

 Chủ tiệm là Minh Vồ, đầu bếp là Duyên Anh. Báo khổ nhỏ, bằng nửa tờ Chính Luận . Lúc đầu 8 trang, sau tăng lên 12 trang.

 Ngoài những mục tin tức, rao vặt, quảng cáo, hiếu hỉ, tờ Con Ong còn có những mục chính sau đây: Phiếm Luận, Đối Lập Với Nhà Nước, Phú De Giao Chỉ; ba mục này do Duyên Anh đầu bếp.  Lại thêm mục Cà Kê Dê Ngỗng, do Dê Húc Càn phụ trách.

            Tờ Con Ong thời đó được coi là “tụ nghĩa đường” của giới văn chương giang hồ .  Chu Tử cuả tờ Sống không gọi là “tụ nghĩa đường”, mà gọi là “tụ iả đường”

             So với tờ Phong Hoá và tờ Vịt Đực những năm 30 của Hànội ngàn năm văn vật, tờ Con Ong  cuả Minh Vồ lộng nhiều hơn phúng.

Lộng là mỉa mai, khinh bạc. Phúng là nói xa xôi để sửa răn người đời. Dĩ nhiên, trong cái lộng cũng như trong cái phúng, đều có cái “trào”, tức là cái hài hước, để linh động cái phúng cái lộng, đồng thời giúp vui người đọc. Cái phúng thâm hơn cái lộng, tuy không độc và không ác như cái lộng.

            Nhưng Saigon thời ấy lại mê cái lộng của tờ Con Ong. Bởi vì thời ấy là thời của bọn “TAI TO MAT LON” chó nhảy bàn độc.. Chí sĩ Minh Vồ đã từng phán như vậy, và khi in bốn chữ này, chí sĩ  Minh Vồ không đánh dấu hai chữ cuối, ai muốn đọc thế nào cũng được.
*
     Chí sĩ Minh Vồ, nhũ danh là Nguyễn Văn Minh, tự Văn Minh. Người ta gọi Minh Vồ là Chí Sĩ, bởi vì Minh Vồ đã từng mon men chính trường và đã thất bại.

      Mùa thu năm Đinh Mùi (1967), nước ta có cuộc bầu cử Thượng Nghị Viện để chọn người tài ba ra giúp nước. Minh Vồ ra ứng cử trong liên danh Ký Giả, dấu hiệu Cây Viết.

Liên danh này do ông Tô Văn, nhũ danh Bùi Bá Nhân, đứng thụ ủy.

Ông Tô Văn là một phi công giầu kinh nghiệm chuyên lái các loại phi cơ phản sức lực . Ông nghiện thuốc phiện rất nặng. Ông lại có cái đầu bụi đời bị sẹo ăn gần hết. Có kẻ đã ví nó với  mông Thẩm Thúy Hằng.

 Ngoài Minh Vồ và Tô Văn, liên danh Ký Giả còn có các ông Nguyễn Thanh Chiêu (bút hiệu Thanh Thương Hoàng), Nguyễn Minh Tâm (bút hiệu Tường Tuấn), Nguyễn Văn Khai (bút hiệu Văn Khai), Nguyễn Văn Mầu (bút hiệu Thái Dương), Phạm Thu Trước (bút hiệu Việt Định Phương), Nguyễn Hữu Cát (bút hiệu Cát Hữu, hỗn danh Cát Sứt), Trang Cẩm Văn (bút hiệu Trang Vinh Văn), và Đinh Nguyên Hồng (bút hiệu Phương Hữu).

     Liên danh Ký Giả thất cử. Nghe đâu phải đền tiền. Minh Vồ đèo tục cả tháng, rồi về nhà làm chí sĩ nuôi ong ... Và tờ Con Ong trở thành tờ báo “văn chương bình dân” đối lập với nhà nước,. Được yêu chuộng cũng nhiều,  và bị xỉ vả cũng nhiều.
*
     Năm Ất Mão (1975), Việt Cộng chiếm miền Nam. Người ta lũ lượt ra đi. Trong cái lũ lượt đó, không có Minh Vồ. Minh Vồ bị kẹt lại cùng với vô số nhà văn nhà báo. Nền văn chương nham nhở của nước ta trở  thành côi cút.

     Đầu thập niên 80, người ta thấy xuất hiện tại Ba Lê một tờ báo trào phúng mang tên Con Ong Tị Nạn, nói là của những cây bút ngày xưa. Thiên hạ mua xem đông lắm. Tôi cũng mua xem. Thấy có truyện sau đây, xin kể ra để hầu bạn đọc:
 
     “Ông Phê có đứa con trai. Tên nó là Nhớn. Thân xác tồng ngồng, nhưng đầu óc thì ngu. Ngu đến nỗi không biết phân biệt trong họ hàng làng nước ai là bác ai là chú, ai là ông, ai là cụ. Gặp ai, nó cũng trơ mắt ếch ra nhìn,  như nhìn người xa lạ.

     Ông Phê bèn dạy con:”mày phải nhớ: ai không có râu, thì là chú hoặc là anh, mày phải cúi đầu chào thưa chú ạ, thưa anh ạ. Còn ai có râu , thì phải mày phải “lậy bác ạ”.

      Ông Phê còn  chỉ vào ảnh bác Hồ treo trên vách mà bảo;” mày thấy không, mồm Bác ở giữa, chung quanh mồm Bác có râu, râu chứ không phải  lông. Mày lạy Bác đi.” Thằng Nhớn cúi đầu chắp tay “ lạy bác ạ”.

     Từ đó, mỗi khi đi ngang qua ảnh bác Hồ, nó đều nhìn chằm chặp vào cái mồm có râu của Bác, rồi cúi đầu “ lạy Bác ạ.”

     Thằng bé thật là thông minh. Ông Phê tự nhủ. Ông lấy làm mừng, cho rằng nhà mình vẫn còn có phước.

     Cái mừng của ông còn lớn hơn, khi ông nghĩ đến truyện nối rõi tông đường.

     Thằng Nhớn không phải là đứa đần độn. Ông sẽ cưới vợ cho nó, và sau khi nó thành gia thất, ông sẽ  chạy cho nó một chân  ủy ban trong huyện trong xã.

     Ông nghĩ đến con Hĩm. Con Hĩm là đứa gái cưng của ông Còm, chủ tịch ủy ban thông tin huyện. Con Hĩm lại có hai người anh là liệt sĩ được Huân Chương Độc Lập Hạng Ba và Huy Chương Bác Hồà Hạng Nhất.

     Ông Phê suy nghĩ, rồi nhờ người mai mối. Gia đình con Hĩm bằng lòng. Ông Phê mừng như bắt được vàng.

     Ông Phê bèn cho sửa sang lại nhà cửa, và sửa luôn cái buồng bên cạnh buồng vợ chồng ông, để làm phòng tân hôn cho hai vợ chồng chúng nó.

     Đám cưới thật là linh đình. Ông chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân Xã   đem đến mừng một bức ảnh bác Hồ to bằng nửa cái chiếu manh. Thằng Nhớn cúi đầu chào quan khách theo đúng như ông Phê đã dạy nó. Rồi nó nhìn chằm chặp vào ảnh Bác Hồ, nó nhìn vào cái mồm có râu của Bác Hồ. Nó cúi rạp đầu xuống “lậy bác ạ”.Chẳng những lậy một lần, mà lậy năm sáu lần. Quan khách ai nấy đều khen. Ông Phê thì mừng đến rơi nước mắt.

     Đêm tân hôn, thằng Nhớn dắt con Hĩm vào buồng, mặt mày hớn hở. Bên này buồng, ông Phê lắng nghe động tĩnh.

      Có tiếng sột soạt.. Có tiếng cười hích hích. Ông Phê mừng lắm.

     Rồi có tiếng con Hĩm “nhột, nhột  thấy mồ”, và tiếng cười hích hích. Ông Phê hả hê trọng bụng. Một lúc sau,  im lặng.

     Bỗng có tiếng thằng Nhớn: “lậy Bác ạ, lậy Bác ạ”. Không phải một lần, mà năm sáu lần. Giọng thằng Nhớn mỗi lúc một thêm khẩn trương. “Lậy Bác ạ, lậy Bác ạ”.

      Ông Phê lẩm bẩm: quái, tại sao cái thằng này lại cứ lậy bác ạ. Ông rón rén bước  đến bên cạnh buồng thằng Nhớn. Ông khẽ đẩy cánh cửa buồng thằng Nhớn.

Dưới ánh đèn dầu, ông thấy con Hĩm trần truồng nằm ngửa tô hô trên giường. Còn thằng Nhớn thì cúi đầu chắp tay vái lia lịa. Vừa vái vừa “lậy Bác ạ, lậy Bác ạ”. Ông Phê điên tiết, quát lớn: “Thôi, lậy thế đủ rồi, bây giờ mày lấy cái mả cha của mày đút vào mồm Bác đi”.
*
     Trong bài tưạ cho Tuyển Tập Thơ Pháp (Anthologie de la Poésie Francaise) do nhà xuất bản Hachette ấn hành tại Paris năm 1961, nhà văn hoá và cũng là tổng thống Pháp George Pompidou có  bàn về thơ. Ông hỏi:

“Qu’est ce que donc la Poésie?”
Thơ là gì vậy?

     Thơ  bàng bạc trong thiên nhiên. Thơ cũng  bàng bạc trong những sáng tác văn nghệ: hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc, văn chương.

     Thơ là gì? Không ai định nghĩa được. Người ta chỉ cảm  nhận nó, khi bị bàng hoàng trước cái đẹp, hoặc bị dìu vào một thoáng mộng mơ.

     Nhờ kỹ thuật và bố cục, một bức tranh, một bức tượng, một áng văn, có thể không có chất thơ, nhưng vẫn là một bức tranh, một bức tượng, một áng văn. Đang khi đó, một bài thơ bắt buộc phải có chất thơ. Nếu không, sẽ chỉ là văn vần. Kỹ thuặt và bố cục không thể thay thế chất thơ để làm cho những vần điệu trở nên một bài thơ.

     Vì vậy, làm thơ rất dễ và cũng rất khó. Vấn đề là: bạn có tâm hồn thi sĩ hay không? Người ta có thể tập miệt mài để sáng tác nên một áng văn, một bản nhạc, một bức hoạ, hoặc một bức điêu khắc. Nhưng người ta không thể tập miệt mài để viết nên một bài thơ. Bởi thơ là bẩm sinh.

     Trào phúng cũng vậy. Cũng là bẩm sinh.  Có kẻ viết và nói với đầy đủ kỹ thuật hài hước, mà vẫn vô duyên. Có kẻ chỉ viết mộït vài dòng , hoặc nhếch mép  dăm ba câu, thiên hạ gật gù thích thú. Lại có kẻ trời sinh ra đã có cái chân dung hài hước. Vũ Khắc Khoan chẳng hạn.

     Trào phúng còn là một nghệ thuật. Và là một nghệ thuật, nó phải tuân theo một số quy tắc. Một trong những quy tắc đó, là sự tự chế.  Tục đấy mà thanh đấy. Thanh đấy mà tục đấy. Cái tục ẩn trong cái thanh, cái thanh ẩn trong cái tục. Ý nhị mà không loã lồ; cười đuà mà không chớt nhả.

     Ngày xưa,  đất Tô Châu có bức tranh tố nữ.  Mặt người tố nữ bị che khuất một nửa, như mặt người ca kỹ trong Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị. Có bậc tài tử đất Tràng An đến xem, rồi phê “đẹp”. Đẹp ở chỗ: mặt nguời ca kỹ bị che khuất một nửa.

     Trở lại truyện thằng Nhớn.

     Câu truyện nên ngừng lại ở chỗ ông Phê thấy thằng Nhớn đang chắp tay lậy cái “hang Pác Bó có râu” của con Hĩm.

      Chẳng phải vì kính nể (. ..... .............................) Mà vì nghệ thuật của  trào phúng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét