Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Đến Khi Nào Những Người Cầm Quyền Đất Nước Hiểu Được: : “Cuộc sống bay giờ khắc nghiệt thật”

Revolution fist.jpg
Nhiệm vụ của giai cấp Công Nhân Việt Nam hiện nay là đấu tranh với nhà nước Độc tài, đòi quyền được thành lập tổ chức Công Đoàn Độc lập. Đó là một tổ chức thực sự đại diện cho người Công Nhân, đấu tranh cho quyền lợi của họ. Từ đó mà người Công Nhân sẽ được độc lập - tự chủ mà không bị nhà nước kịp kẹp cũng như giới chủ bóc lột thậm tệ nữa.

 Tổng thu nhập hàng tháng không hề tăng nhưng các khoản chi cho việc học hành của con cái, sinh hoạt thường nhật của các gia đình lại tăng lên đáng kể.

Mỗi đợt tăng giá xăng, điện hay gas đồng nghĩa là sẽ có một loạt các mặt hàng khác trực chờ đòi tăng giá theo đã là chuyện quá đỗi quen thuộc với người dân. Nhưng đồng loạt cả 3 mặt hàng được liệt vào danh sách “mặt hàng đặc biệt” này cùng tăng thì có lẽ đây mới chỉ là lần đầu. Mặc dù đại diện các cơ quan chức năng đã nhiều lần lên tiếng khẳng định tác động điều chỉnh tăng giá các mặt hàng trên đã được tính toán và sẽ không có nhiều tác động đến đời sống sinh hoạt của người dân nhưng cũng chẳng có ai tin vào điều đó. Và thực tế, cuộc sống của người dân, đặc biệt là những gia đình công nhân viên chức, những công nhân trong các khu chế xuất, khu công nghiệp đang gặp vô vàn khó khăn.

                      Giá hàng hoá cứ tăng trong khi thu nhập người dân không thay đổi.

                            Giá hàng hoá cứ tăng trong khi thu nhập người dân không thay đổi.

Việc Bộ Tài chính mới đây đưa ra đề xuất nâng mức khởi điểm phải đóng thuế thu nhập cá nhân lên 9 triệu đồng có thể xem là một động thái “biết lắng nghe”, “biết thấu hiểu” của các nhà hoạch định chính sách. Nhưng đằng sau đề xuất này có thể thấy rằng, với mặt bằng giá cả như hiện nay, thu nhập 6 triệu/tháng của một gia đình cũng chỉ có thể gọi là đủ sống mà thôi. Và điều này đã được TS Nguyễn Minh Phong khẳng định, vào thời điểm hiện tại, thu nhập của một gia đình với 4 thành viên phải ở mức 15 triệu thì mới có thể gọi là đủ sống ở Hà Nội.

Nhận định này cho thấy, mặt bằng giá cả đã tăng lên khá nhiều đã đẩy các khoản chi phí thường ngày của các hộ gia đình lên rất cao và nếu dùng một phép toán so sánh thì có thể thấy, với mẫu số chung là tổng thu nhập của một gia đình thì tử số của phép chia đó đã thay đổi, nó đã lớn lên và phình to hơn rất nhiều. Và tất nhiên, để tạo được sự cân bằng và đảm bảo ở mức đủ sống, mỗi gia đình sẽ phải tự lên phương án tiết giảm tối đa chi phí để đưa tử số đó về con số có thể chấp nhận được.

Ví dụ, một gia đình có tổng thu nhập bình quân là 10 triệu đồng/tháng, nếu như trước kia, khi giá các mặt hàng tiêu dùng chưa tăng thì 1 tháng họ sẽ chi tiêu hết 8 triệu đồng/tháng. Như vậy, mỗi tháng gia đình đó sẽ tích cóp được 2 triệu đồng. Nhưng giờ đây, khi tổng thu nhập của các gia đình vẫn là 10 triệu đồng và nếu vẫn giữ nguyên các khoản chi phí hàng tháng thì họ sẽ phải chi ra tới 12 triệu đồng (tức là gấp rưỡi so với trước thời điểm biến động giá).

Từ đó để thấy rằng, sức ép kinh tế đang khiến nhiều gia đình đang phải rất đau đầu. Bài toán làm sao đưa mức chi phí 12 triệu xuống một con số chấp nhận được không hề đơn giản.

Chị Nguyễn Thị Hiền (ngõ 79 Đội Cấn, Hà Nội) thẳng thắn chia sẻ: Vợ chồng tôi đều là cán bộ, viên chức nhà nước, tổng thu nhập của mỗi tháng cũng chỉ được trên dưới 10 triệu đồng tháng. Nếu như trước kia, có ăn tiêu dè dặt, mỗi tháng cố lắm cũng để ra được vài ba triệu đồng nhưng giờ thì chịu. Thu nhập của gia đình vẫn thế mà giá cả thì cứ mỗi ngày một tăng. Bữa cơm gia đình có đạm bạc thì cũng mất tối thiểu 120.000 rồi. Lại còn chuyện học hành của con cái nữa, đau đầu lắm.

“Cuộc sống bay giờ khắc nghiệt thật, cái gì cũng tiền mà tiền thì mình có nhặt được đâu. Học phí cũng đòi tăng, sữa cho con uống cũng tăng, mớ rau ngoài chợ cũng tăng, ngoài ra lại còn tiền điện, tiền nước, tiền truyền hình, tiền gas,… cũng tăng. Cùng cực lắm em ạ!”, chị Hiền tâm sự.

Tháng nào cũng vậy, khi tiền lương còn chưa kịp lĩnh về, vợ chồng chị lại phải ngồi với nhau để mà nhẩm tính. Nào thì khoản này để riêng đóng học cho con, khoản này thì để mua quần áo, sách vở, khoản này thì mua sữa cho đứa nhỏ,… và tất nhiên, sau khi trừ đi tất cả các khoản “không thể không chi”, còn lại bao nhiều vợ chồng chi lại phải ngồi tính toán cho các chi phí thường ngày như ăn uống, tiêu pha hàng ngày của gia đình. Tháng nào mà khoản này xúng xính một chút thì bữa cơm gia đình còn có chút “dinh dưỡng”, còn không thì hai vợ chồng chị chỉ còn biết cách “nhịn ăn nhịn tiêu” đến mức tối đa để lo cho con cái được đầy đủ mà thôi.

“Nói nghe thật lạ, công chức viên chức bây giờ nhiều khi cũng phải rau cháo như ai đấy chú ạ. Tính toán không cẩn thận thì chỉ có chết đói thôi”, chị Hiền hài hước nói.

Câu chuyện của chị Hiền nghe có vẻ thật lạ nhưng không phải không có ở nhiều gia đình đang sống ở Hà Nội. Thử hỏi, đồng lương công chức giờ được bao nhiêu, trong khi giá cả thì cứ kéo nhau tăng lên vùn vụt mỗi ngày. Đã vậy, đợt tăng giá này lại rơi vào thời điểm vô cùng “nhạy cảm” càng khiến những khó khăn mà người dân gặp phải tăng lên gấp bội.

Chẳng đâu xa, ngay như gia đình chị Hiền, chưa biết chuyện học thêm, học ngoài giờ của con cái sẽ như thế nào nhưng chỉ nhìn sơ sơ nhưng việc cần có và phải chuẩn bị ngay cho 2 đứa con vào năm học mới có lẽ đã ngốn hết tổng thu nhập của hai vợ chồng trong tháng rồi. Theo những gì chị chia sẻ, thì sau khi tổng hợp những khoản chi cho hai đứa con trước thềm năm học mới đã hết tới 6 – 7 triệu đồng. Vậy thử hỏi, với khoản tiền 3 – 4 triệu còn lại, gia đình chị sẽ sống như thế nào. Tiền ăn uống, tiền xăng xe,…., cái gì cũng cao, cái gì cũng tăng cả rồi.

                                     Cuộc sống của người công nhân đang trong cảnh khốn khó vô cùng.

                        Cuộc sống của người công nhân đang trong cảnh khốn khó vô cùng.

Nhưng khó khăn của gia đình chị Hiền lại chưa phải tất cả, lại chưa phải cùng cực nhất, vào thời điểm này, khốn khổ nhất lại là công nhân hiện đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Doanh nghiệp đang trong giai đoạn khó khăn nhất từ trước đến nay, sản xuất đình trệ, hàng hoá làm ra không bán được và tất nhiên, kèm theo đó sẽ là khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng sụt giảm rất nhiều.

Doanh nghiệp khó khăn cũng đồng nghĩa với đồng lương trả cho công nhân sẽ khó khăn. Sản xuất đình trì, hàng hoá ế ẩm khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải cho công nhân tạm nghỉ việc và hưởng một phần lương hàng tháng.

Trần Tuấn Anh – công nhân của một công ty sản xuất ở Từ Liêm nói: Cuộc sống của người công nhân giờ khổ lắm. Lương đã thấp nhưng giờ lại còn không được lĩnh đủ vì công ty không có việc. Lao động thời vụ thì buộc phải nghỉ việc gần hết, còn những người còn lại phải chấp nhận làm việc cầm chừng, không tăng ca với mức lương chỉ bằng 75 – 85% lương được hưởng hàng tháng.

“Lương thì giảm và việc làm cũng vô cùng khan hiếm nên giới công nhân cũng chẳng biết tìm đâu ra việc làm thêm, tăng thu nhập cả. Tiền nhà thì cũng đòi tăng theo giá xăng, giá điện. Và để bù đắp lại những điều đó, chi phí tiêu dùng hàng đã phải giảm xuống tối đa”, Tuấn Anh tâm sự.

Qua những câu chuyện trên có thể thấy rằng, trong khi Nhà nước đang tìm mọi cách khơi thông dòng chảy trong hoạt động sản xuất kinh doanh và vấn đề mấu chốt là khả năng tiêu dùng của người dân thì động thái tăng giá xăng dầu, điện, gas gần đây đang gây ra nhiều phản ứng tiêu cực. Người dân thu nhập thấp cũng đồng nghĩa với việc khả năng tiêu dùng sẽ bị hạn chế. Khi thu nhập giảm, chi phí tiêu dùng tăng thì họ sẽ buộc phải thắt chặt hầu bao và chấp nhận cắt giảm đi tất cả các khoản chi phí không cần thiết.

Áp lực thu nhập thấp và gánh nặng giá cả đang khiến hầu bao của người dân có nguy cơ thủng đáy.

Thanh Ngọc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét