Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

CHỜ ĐÓ! CHỪNG NÀO DỰNG XONG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA DỰNG NHÀ TRẺ CHO CON EM CÔNG NHÂN LUÔN!

Revolution fist.jpg
Giai cấp Công Nhân Việt Nam đang ở trong một giai đoạn tồi tệ nhất trong lịch sử, đó là chế độ độc tài Cộng sản. Ở đó mọi quyền lợi của con người bị che đậy và giảm thiểu tới mức tối đa, người Công Nhân cũng không là ngoại lệ. Mọi quyền lợi căn bản của người Công nhân đã bị nhà nước Cộng sản cướp mất thông qua hệ thống Công Đoàn nhà nước tay sai. Vì vậy nhiệm vụ của giai cấp Công Nhân Việt Nam hiện nay là đấu tranh với nhà nước Độc tài, đòi quyền được thành lập tổ chức Công Đoàn Độc lập. Đó là một tổ chức thực sự đại diện cho người Công Nhân, đấu tranh cho quyền lợi của họ. Từ đó mà người Công Nhân sẽ được độc lập - tự chủ mà không bị nhà nước kịp kẹp cũng như giới chủ bóc lột thậm tệ nữa." Huỳnh Công Đoàn

Bao giờ có nhà trẻ cho con công nhân?


CHỜ ĐÓ! CHỪNG NÀO DỰNG XONG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA DỰNG NHÀ TRẺ CHO CON EM CÔNG NHÂN LUÔN!

Trường công không có chỗ, trường tư thì chi phí quá cao, nhiều công nhân đành gửi con ở các nhóm trẻ gia đình, gửi về quê hoặc xin nghỉ không lương để trông con.

                              Bao giờ có nhà trẻ cho con công nhân?

                                  Con công nhân theo học tại Trường Mầm non KCN Hiệp Phước

Không yên tâm cũng vẫn phải gửi
Ông Nguyễn Tấn Định, Phó Ban Quản lý các KCX-KCN TPHCM, kể có lần ông xuống doanh nghiệp thấy một công nhân (CN) nữ đứng khóc ở phòng nhân sự. Ông hỏi lý do, cô nhân viên văn phòng bảo: “Cô đó vừa nghỉ thai sản vào đã xin nghỉ không lương một tháng, giờ muốn nghỉ nữa. Công ty cho thôi việc luôn nên khóc”. Còn cô CN thì mếu máo: “Nhà tôi không có người giữ con nên đành phải xin nghỉ không lương. Nếu mất việc thì làm sao mà sống!”. “Tìm chỗ gửi con đang là vấn đề bức xúc của rất nhiều CN hiện nay”- ông Định cho biết.

Với thu nhập của CN hiện nay, tìm chỗ gửi con đàng hoàng là một vấn đề nan giải. Hết thời gian nghỉ thai sản, chị Nguyễn Thị Mỹ  Kim, CN Công ty Hong Ik Vina - KCX Tân Thuận, chẳng biết làm sao. Mẹ chồng đã mất, còn mẹ ruột của chị đã gần 70 tuổi lại đau yếu nên không thể giữ cháu. Chẳng có trường nào nhận giữ đứa trẻ vài tháng tuổi, chị đành phải gửi con cho một người cùng dãy trọ. Chị than thở: “Bà cụ vào trông cháu nội thấy hoàn cảnh của tôi quá neo đơn nên nhận trông cháu giùm luôn. Bà cũng có tuổi, không biết có xoay xở nổi với 2 đứa trẻ không...”.

Cũng có hoàn cảnh như vậy, chị Nguyễn Thị Oanh, CN Công ty CP Bông Bạch Tuyết - KCN Vĩnh Lộc, phải gửi con ở một nhóm trẻ gia đình gần nhà trọ. “Chi phí gửi cháu là 1,5 triệu đồng/tháng, chưa kể tiền sữa. Hôm nào làm thêm hay muốn tăng ca tôi phải trả thêm tiền mỗi buổi là 20.000 đồng. Tính ra tiền gửi con đã gần hết thu nhập của tôi”- chị Oanh kể. Khi chúng tôi đề cập chất lượng của nhóm trẻ, chị Oanh lắc đầu: “Họ chỉ giữ và cho ăn chứ có dạy dỗ gì đâu? Gần đây nghe nhiều đứa bé bị tai nạn ở các nhóm trẻ tư nhân, vợ chồng tôi lo lắm nhưng không biết làm sao”.

Vợ chồng anh Nguyễn Hữu Đức, Công ty CCHTop - KCX Tân Thuận, thì gửi con về Bến Tre cho bà nội. Mỗi tháng, vợ chồng anh gửi về 2 triệu đồng phụ tiền sữa và để bà chi tiêu. “Có bà giữ thì yên tâm nhưng xa con vợ chồng tôi buồn lắm. May mà quê gần nên vài ba tuần vợ chồng lại về thăm con chứ công ty có nhiều anh chị ở miền Trung, miền Bắc, cả năm mới về quê gặp con được một lần”- anh Đức kể.
 

Xây nhà trẻ cho con CN


Trường Mầm non Công lập Đồng Xanh do Công ty CP KCN Hiệp Phước xây dựng vừa khai giảng mới đây không chỉ làm phụ huynh vui mà nhiều doanh nghiệp cũng phấn khởi. Đây là ngôi trường mầm non đầu tiên dành cho con CN được công ty hạ tầng xây dựng bàn giao lại cho Phòng Giáo dục huyện Nhà Bè quản lý. Với diện tích 640 m2, trường nhận 150 bé.

Ngày đưa con đến lớp, chị Lý Thị Hiên, Công ty Giấy Xuân Mai - KCN Hiệp Phước, phấn chấn: “Bàn nghế, thiết bị đều mới, sạch sẽ. Có rất nhiều trò chơi dành cho các bé. Đặc biệt, các cô giáo rất nhiệt tình, chu đáo”. Quê ở Tiền Giang đến KCN Hiệp Phước làm việc, vợ chồng chị Hiên có con trai 2 tuổi. Trước đây, chị phải gửi con ở nhóm trẻ gia đình gần nhà trọ nhưng sau đó không yên tâm về điều kiện nuôi dạy, vợ chồng chị lại cho bé về quê. Chị Hiên vui vẻ: “Nay có trường công lập, vợ chồng tôi đón con lên đi học để con được gần cha mẹ”.

Ông Đoàn Hồng Tâm, Tổng Giám đốc Công ty CP KCN Hiệp Phước, cho biết: “Trường công thì quá tải, trường tư thì chi phí lại quá cao so với thu nhập của CN, còn các nhóm trẻ gia đình thì không bảo đảm về chất lượng, an toàn cho các cháu. Đứng trước vấn đề này, KCN Hiệp Phước quyết định dành tầng trệt của block nhà lưu trú làm nhà trẻ cho con CN. Không chỉ xây dựng cơ sở hạ tầng, chúng tôi còn trang bị đầy đủ các trang thiết bị cho các cháu học. Đây là một sự chia sẻ, giúp CN an tâm làm việc”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét