Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

Sống trong một xứ sở mà " đồng bạc đâm toạc tờ giấy" thì người nghèo chỉ có nước lãnh đủ: Xử lý hời hợt, tai nạn LĐ gia tăng

Revolution fist.jpg

Trong bối cảnh xã hội mà những quyền cơ bản của con người bị hạn chế và ngăn cản thì đó là miếng mồi ngon cho những kẻ kinh doanh mồ hôi xương máu của con người. Bản thân người lao động không có thói quen đòi quyền lợi trước một nhà nước độc tài hà khắc, thì nay họ càng ngơ ngác trước các chủ tư bản nước ngoài. Nhà nước độc tài, giới chủ bóc lột và công đoàn nhà nước cùng hướng tới một mục tiêu: Đó là kìm kẹp và bóc lột sức lao động của người Công nhân để thu được lợi nhuận tối đa.


TNLĐ vẫn không ngừng tăng cả về số vụ lẫn mức độ nghiêm trọng.Tuy nhiên, trường hợp người sử dụng lao động bị đề nghị truy tố trước pháp luật chỉ đếm trên đầu ngón tay.
TNLĐ gia tăng

Ông Tạ Văn Dưỡng, Phó ban Chính sách pháp luật LĐLĐ TP Hà Nội cho biết, theo thống kê thì TNLĐ 6 tháng đầu năm tiếp tục gia tăng, nhưng thực tế số vụ tai nạn còn cao hơn nhiều so với số liệu thống kê do tỷ lệ DN báo cáo về TNLĐ rất thấp, chỉ chiếm 4,4%. TNLĐ xảy ra ngoài nguyên nhân cẩu thả của NLĐ thì lỗi do người sử dụng lao động chiếm đến 73% như vi phạm quy chuẩn kỹ thuật; không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; chưa huấn luyện an toàn cho NLĐ; không cung cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ; thiết bị không bảo đảm ATLĐ...

                           
                                                 Một nạn nhân bị TNLD đang được điều trị

Đơn cử một số vụ tai nạn đã xảy ra. Ngày 29/4/2012, tại công trường thi công tòa nhà hỗn hợp văn phòng LICOGI 12, ở 21 Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, nạn nhân là anh Quách Văn Thân (SN 1988) ngã từ tầng 18 xuống tử vong. Điều đáng nói, anh Thân làm việc ở độ cao 65,1 m nhưng không thắt dây an toàn. Người sử dụng lao động cũng thiếu giám sát, và không lập biện pháp thi công an toàn tại những vị trí nguy cơ tai nạn cao. Trước đó vụ TNLĐ xảy ra ngày 19/4/2012 tại Cty CP Bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai, nạn nhân là anh Nguyễn Công Tưởng (SN 1983) bị điện giật chết, do công trường sử dụng dây điện cũ nát, nhiều đoạn bị dập nứt. Vụ nổ lò luyện thép ở Công ty cổ phần gang thép Hàn Việt nằm trong Khu công nghiệp Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội, ngày 9/3/2012, làm 8 người chết và bị thương. Công ty đã không báo cáo với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương. Nguyên nhân xảy ra tai nạn do  trong quá trình loại bỏ phế liệu, công ty đã bỏ qua các vật liệu gây nổ, gây ra hậu quả nghiêm trọng. Hay vụ TNLĐ xảy ra  chiều 19/4, trong lúc 2 thanh niên đang sửa chữa thang máy tại tòa nhà của Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội, 31 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm thì thang máy bất ngờ đứt dây cáp khiến cả 2 rơi xuống đất, tử nạn. Gần một tuần sau vụ tai nạn, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vẫn không nhận được báo cáo của Sở Quy hoạch và Kiến trúc.

 Trong khi nhiều chủ sử dụng lao động cố tình cắt giảm chi phí dành cho công tác bảo đảm ATLĐ, thì phía NLĐ do thiếu hiểu biết và ngại đấu tranh, nên một bộ phận không nhỏ chấp nhận nguy hiểm khi làm việc.
 
Xử lý hời hợt
Để xảy ra TNLĐ lỗi là ở người sử dụng lao động và NLĐ, nhưng không thể không kể đến trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc xử lý hậu quả các vụ TNLĐ. Theo Bộ LĐ-TB&XH thì trong số 504 vụ TNLĐ chết người xảy ra trong năm 2011, chỉ có 2 trường hợp người sử dụng lao động bị đề nghị truy tố trước pháp luật. Đó là vụ sạt lở đá ở mỏ đá Lèn Cờ, xã Nam Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An làm 18 người chết, 6 người bị thương và vụ cháy tại xưởng may tư nhân của Bùi Thị Hiên, ở thôn Đại Hoàng 2, xã Tân Dân, huyện An Lão, Hải Phòng làm 13 công nhân thiệt mạng, 25 người bị thương nặng.

Tại sao số vụ TNLĐ chết người xảy ra nhiều mà số người sử dụng lao động bị truy tố lại chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong khi lỗi phần nhiều do sự vô trách nhiệm của DN. Trách nhiệm của các đoàn thanh tra ở đâu trong việc đưa ra các hình thức xử lý để răn đe DN?. Các chuyên gia trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ thừa nhận, công tác phòng, chống TNLĐ vẫn chưa được coi trọng, việc kiểm tra, xử lý an toàn lao động còn quá lỏng lẻo, hời hợt. Mỗi năm, cấp thành phố chỉ kiểm tra tối đa chưa đến 100 đơn vị, trong khi địa phương có đến hàng chục nghìn ND, hàng trăm ngàn cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, mấu chốt khiến chủ sử dụng lao động không bị xử lý hình sự do các vụ tai nạn xảy ra không đủ chứng cứ. Việc điều tra xử lý các vụ TNLĐ dẫn đến thương tật, chết người vẫn còn chậm trễ. Khi cơ quan chức năng đến nơi xảy ra tai nạn thì hiện trường đã bị xáo trộn, khó lấy chứng cớ. Mặt khác, do ngưởi sử dụng lao động và người lao động tự thỏa thuận đền bù, nên không khởi kiện hay tố cáo... Chính việc kiểm tra và xử lý hời hợt của các cơ quan chức năng khiến chủ DN càng nhờn luật, coi thường tính mạng NLĐ, ngang nhiên vi phạm pháp luật lao động.

Phan - Vũ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét