Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

CƠ CHẾ KHỐN NẠN NẦY CHỈ LÀM KHỔ DÂN NGHÈO: Mưu sinh trong làn sóng thất nghiệp dâng cao

Revolution fist.jpg
Không thể để đất nước điêu tàn và cuộc sống của anh chị em ta mãi mãi tăm tối. Anh chị em ta hãy đoàn kết một lòng, rầm rộ xuống đường để phản đối chính sách bóc lột thậm tệ của chế độ tư bản đỏ. Kiên quyết đấu tranh đòi cho bằng được quyền lợi chinh đáng như tiền lương đúng với sức lao động và các tiêu chuẩn an sinh khác…Kiên quyết đòi cho được quyền thành lập công đoàn độc lập để đứng ra bảo vệ mọi người khi quyền lợi của anh chị em bị giới chủ xâm phạm.
 Điều cấp bách nhất hiện nay là anh chị em chúng ta xuống đường đòi cải thiện đời sống. Nếu cứ cam chịu thì tương lai của anh chị em ta càng mờ mịt hơn. Ở đâu có áp bức ở đấy có đấu tranh, đó là lẽ đương nhiên. Vì quyển lợi thiết thực của bản thân; vì tương lai tươi sáng của đất nước. Chúng tôi kêu gọi anh chị em công nhân Việt nam hăng hái xuống đường;biểu tình; đình công…Đòi hỏi nhà cầm quyền phải đáp ứng những nguyện vọng chính đáng. Chúng tôi luôn luôn sát cánh bên anh chị em.

 
Theo thống kê, sáu tháng đầu năm nay tại Sài Gòn có 26 ngàn doanh nghiệp bị phá sản phải giải thể do làm ăn thua lỗ, làm cho làn sóng thất nghiệp tiếp tục gia tăng. Trong số những người thất nghiệp thì giới lao động đang độ tuổi thanh niên chiếm tới hơn 61%.

                    
                          Quang cảnh đông đúc tại một phòng bảo hiểm thất nghiệp ở Sài Gòn. 


Dưới đây là những câu chuyện mà chúng tôi ghi nhận được từ những người đang vất vả tìm kiếm việc làm, mưu sinh ở Sài Gòn.

Ba năm, chuyển việc 3 công ty, vẫn thất nghiệp


Gặp H. tại một hội chợ triển lãm đồ Mỹ Nghệ, thấy cô có vẻ “happy” trong việc trang trí và giới thiệu gian hàng sản phẩm của công ty. Hỏi thăm thì được biết H. tốt nghiệp trường Mỹ Thuật và làm thiết kế cho công ty, cô rất vui vì được làm đúng ngành nghề, dù vẫn còn đang trong giai đoạn “thử việc”.
Gần hai tháng sau chúng tôi gọi điện hỏi thăm, cô H. vui vẻ cho biết là bây giờ cô đã về làm cho một công ty... bất động sản. Hỏi lý do thì H. cho biết, khi mới vô công ty Mỹ Nghệ (loại công ty gia đình, nhỏ) cô được ông giám đốc “khuyến cáo” là cứ phát huy hết năng lực rồi công ty sẽ “bồi hoàn” xứng đáng.

H. đem hết tâm huyết của một sinh viên mới ra trường để thiết kế mẫu mã cho công ty, thậm chí cô còn bỏ cả tiền túi ra cho những sản phẩm thử nghiệm của mình. Nhưng kết quả là mẫu mã của H. thì bị người ta “chôm” còn khi cô trình giám đốc những gì cô đã bỏ tiền ra để mua vật liệu thiết kế để xin công ty thanh toán thì giám đốc gật đầu “OK”, rồi kêu cô xuống gặp thủ quỹ (là bà vợ giám đốc) thì bà này làm... lơ.

Tiền lương không có, chỉ có tiền tạm ứng “nhỏ giọt” không đủ cho H. đổ xăng (vì công ty xa tận Bình Dương). H. đành bỏ của chạy lấy người, về đầu quân cho một công ty bất động sản có văn phòng ở Sài Gòn, vì cô còn đang theo đuổi một chương trình học lên nữa ở thành phố.

Khi chúng tôi “khuyến cáo” H. là thị trường bất động sản đang “đóng băng” e là về công ty loại này khó mà có việc lâu dài. H. hồn nhiên cho biết là công ty cô đầu quân “lớn lắm”, ngày động thổ cho dự án còn mời cha của một danh ca nhạc Pop nổi tiếng thế giới tới tham dự và ông ta đã phát biểu hứa hẹn sẽ đầu tư rất nhiều Mỹ kim vào “miền đất hứa” này. Hơn nữa lần này cô đã ký hợp đồng lao động lâu dài với công ty nên không phải lo như những lần trước.

Mới đây, H gọi điện thoại mời chúng tôi đi uống cà-phê, mới gặp H. đã thểu não thông báo: “Lại thất nghiệp nữa rồi!” H. kể, về công ty bất động sản được hơn một năm thì dự án một thời được truyền thông Việt Nam quảng cáo rùm beng đã nhanh chóng bị “xếp xó”. Công ty ký quyết định cho H. và một nhóm thiết kế nữa nghỉ việc, H. cự và dọa sẽ kiện ra tòa đòi bồi thường hợp đồng lao động vì cô ký lao động lâu dài với công ty chứ đâu có ký với dự án mà lấy lý do “dẹp” dự án mà bắt cô nghỉ việc?

Thấy “căng” công ty bèn không đuổi việc vô lý nữa mà điều H. đi làm những công việc linh tinh, không hợp với chuyên môn, chưa hết, với lý do kinh tế khó khăn chung, công ty cắt giảm lương và trả lương cầm chừng có khi trễ tới... hai tháng. Buồn bực vì những “chiêu trò” của một công ty mang tiếng là “đại gia”, một lần nữa H. đành “cất bước ra đi” mà không dám quay đầu nhìn lại.

H. bực tức thổ lộ, đáng lý ra công ty nên mời tụi em nói chuyện tử tế, khó khăn chung tụi em chấp nhận nghỉ việc với sự đền bù là một hoặc hai tháng lương gọi là “an ủi”, đằng này họ lại “giở trò”. Cho tới nay mấy đứa tụi em cũng chưa nhìn thấy cuốn sổ bảo hiểm của mình, dù tháng nào họ cũng trừ lương để đóng bảo hiểm mà không biết thực sự họ có đóng không thì em cũng không biết. H. thở dài, lắc đầu ngao ngán...

Người thất nghiệp đông, nhưng việc vẫn mỏi mắt chờ người

Khi tập đoàn Intel mở rộng sản xuất tại Việt Nam, họ cần tuyển 4 ngàn lao động, nhưng chỉ tuyển được 1 ngàn lao động Việt Nam, phần còn lại phải tuyển lao động đến từ các nước khác.

Một tổng giám đốc người nước ngoài “thắc mắc” có lẽ sinh viên Việt Nam toàn học “lộn” trường hay sao đó, mà khi công ty tuyển người vô hầu như toàn phải đào tạo lại, ngay cả những kỹ năng cơ bản của chuyên môn.

Thực ra thì toàn bộ hệ thống đào tạo, giáo dục tại Việt Nam đã quá sức lỗi thời và lạc hậu vì nó có từ thời “mồ ma” xã hội chủ nghĩa bao cấp kiểu trại lính, hoàn toàn không đáp ứng được nguồn nhân lực cho nền kinh tế thị trường, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay.

Gần đây, một công ty đăng thông báo tuyển lao động “giúp việc nhà” đi làm việc tại Hong Kong và tại Trung Ðông, mặc dù mức lương tính bằng Mỹ kim rất hấp dẫn nhưng hầu như không có ứng viên dự tuyển vì vướng “rào cản” là khả năng Anh ngữ cũng như kỹ năng chuyên môn (ở Việt Nam không có trường đào tạo giúp việc nhà).

Trong khi tại những khu nhà giàu ở Sài Gòn, như Thảo Ðiền (quận 2), Phú Mỹ Hưng (quận 7) giúp việc nhà cho người nước ngoài tại đây đều là “ô-sin” người Philippines.

Theo số liệu của tổng cục thống kê, thì ở Việt Nam hơn 40% lao động thành phố ở độ tuổi thanh niên không được đào tạo về chuyên môn, còn ở miền quê thì hơn 70% thanh niên không có chuyên môn, nói nôm na là không có nghề ngỗng gì ráo trọi!

Vậy thì thất nghiệp ở Việt Nam là thất nghiệp kiểu gì? Vì về nguyên tắc thì có nghề nghiệp mà không có việc làm thì mới được gọi “đúng danh” là thất nghiệp.

Tự tạo việc để mưu sinh

Mới đây, cô H. mời chúng tôi tới quán cà-phê do cô và mấy người bạn thất nghiệp “hùn” nhau mở. Quán tuy nhỏ, nhưng mấy cô dân Mỹ Thuật thiết kế rất có “phong cách”, quán tuy chưa đông nhưng có vẻ... hứa hẹn.

                         

           Hơn 40% lao động thành phố ở độ tuổi thanh niên không được đào tạo về chuyên môn.


H. cho biết, lo cho “cái bụng” trước đã, vì ông bà mình đã nói: “Có thực mới vực được đạo!” Cũng có lý, vì nếu mở quán cà-phê mang phong cách nghệ thuật mà mưu sinh được thì nói là “Nghệ thuật vị nghệ thuật” hay “Nghệ thuật vị nhân sinh” gì có lẽ đều được cả.

Hơn nữa, giữa một Sài Gòn đông đúc, náo nhiệt, ồn ào, bụi bặm, một quán nhỏ dễ thương níu chân người, cũng có thể được xem như một đóa hoa lặng lẽ làm dịu mát cảnh đời gió bụi, vô thường.

 Văn Lang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét