Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012

Luật lao động Việt Nam phải sửa đổi để bảo đảm quyền đình công của người lao động


Revolution fist.jpg
Đảng Cộng sản luôn tự xưng là người đại diện cho giai cấp Công nhân nhưng lại thờ ơ, vô trách nhiệm với người lao động. Thậm chí họ còn siết chặt sự kiểm soát đối với người công nhân bằng tổ chức Công Đoàn quốc doanh. Điều đó chứng tỏ rằng, đảng Cộng sản chỉ lo cho lợi ích của bản thân và đồng đảng của họ. Và đó là thực trạng về giới công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.


                                                    
       
                                 Một cảnh đình công của công nhân tại Việt Nam (DR)

Việt Nam cần sửa đổi luật lao động hiện hành để bảo vệ người lao động, bởi vì cơ chế hiện nay không thể giúp giải quyết các tranh chấp, tránh dẫn đến đình công. Đó là tuyên bố của thứ trưởng Lao động Phạm Minh Huân trong cuộc hội thảo tại Hà Nội.

Nguyên nhân chính của các vụ đình công ở Việt Nam là do vấn đề lương bổng, phúc lợi xã hội và tiền đền bù, khen thưởng. Vào tháng trước, 3000 công nhân ở nhà máy lắp ráp xe gắn máy Yamaha gần Hà Nội đã đình công để đòi tăng lương. Trước đó, trong nhiều ngày từ cuối tháng Giêng đến đầu tháng 2 năm nay, 10 ngàn công nhân công ty giày da Mỹ Phong ở Trà Vinh cũng đã đình công do bức xúc về việc công ty không công bố quy chế khen thưởng ngay từ đầu năm.

Việt Nam cần sửa đổi luật lao động hiện hành để bảo vệ người lao động, bởi vì cơ chế hiện nay không thể giúp giải quyết các tranh chấp, tránh dẫn đến đình công. Đó là tuyên bố của thứ trưởng Lao động Phạm Minh Huân hôm qua, trong cuộc hội thảo tại Hà Nội, do Bộ Lao động phối hợp tổ chức cùng với một cơ quan có tên là « Dự án Hỗ trợ thực hiện pháp luật và thúc đẩy quan hệ hài hòa ở Việt Nam ». Theo tờ Vietnam News, cuộc hội thảo này là nhằm thảo luận các biện pháp giảm bớt số vụ đình công ở Việt Nam.

Theo lời ông Phạm Minh Huân, luật lao động Việt Nam hiện còn thiếu nhất quán và minh bạch, cho nên, « cần phải điều chỉnh các quy định theo hướng đơn giản hơn. Các quy định này phải tôn trọng các quyền của người lao động và phải hướng các quyền ấy vào trong một khuôn khổ pháp lý ».

Trên nguyên tắc, các tranh chấp lao động ở Việt Nam trước hết phải được giải quyết bởi những ủy ban hòa giải trực thuộc các công đoàn chính thức. Nhưng trên thực tế, phần lớn các cuộc đình công là tự phát, hơn là thông qua các công đoàn, vốn có quan hệ chặt chẽ với Nhà nước và thường bị coi là bảo vệ quyền lợi của chủ hơn là của người lao động. Do nhiều cuộc đình công bị coi là bất hợp pháp nên hiếm khi nào được giải quyết thành công, theo như lời ông Hồ Xuân Dũng, Thư ký Hội đồng Trọng tài Lao động Thành phố Hồ Chí Minh nói tại cuộc hội thảo hôm qua.
 
Luật lao động có ghi là người lao động có « quyền đình công theo quy định của pháp luật », nhưng theo những quy định hiện nay thì hầu như không thể đình công hợp pháp được. Đa số các cuộc đình công ở Việt Nam cho tới nay đều là tự phát, nên bị xem là trái luật, mà đã bị coi là trái luật thì các yêu sách của công nhân khó được thỏa mãn, thậm chí có nơi công nhân đình công còn bị sa thải, như trường hợp của gần 1.000 công nhân của công ty Bando Vina ở Tây Ninh vào tháng trước.

Trên tờ Lao Động vào tháng trước, ông Mai Đức Chính, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, cho biết là « Bộ luật Lao động đã tồn tại 15 năm và đã qua 3 lần sửa đổi, nhưng vẫn chưa tìm ra giải pháp đột phá nào để giải quyết vướng mắc » liên quan đến quyền đình công. Thậm chí, theo lời một cán bộ của Bộ Lao động nói với tờ báo VnEconomy, dự thảo Luật lao động sửa đổi đã đưa ra nhiều điều kiện có lợi cho doanh nghiệp trong vấn đề đình công.

Thật ra, vấn đề mấu chốt nhất vẫn là vai trò của các công đoàn. Theo lời ông Đặng Như Lợi, Phó chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, nói với tờ VnEconomy « hầu hết tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp là người của doanh nghiệp. Vì thế người lao động không hy vọng gì nhiều ở tổ chức gọi là đại diện bảo vệ lợi ích cho họ. »

Khi nào mà người lao động Việt Nam chưa có quyền tự do thành lập công đoàn thì quyền lợi của họ sẽ khó mà được bảo vệ và việc đình công sẽ gặp nhiều trở ngại cho dù luật lao động có được sửa đổi như thế nào. Vì đã tự động đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong các cuộc đình công, mà ba người trẻ tuổi Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh đã lãnh án từ 7 đến 9 năm tù, với tội danh « phá rối trật tự nhằm chống chính quyền nhân dân », trong phiên xử sơ thẩm vào tháng 10 năm ngoái. Bản án này đã được giữ nguyên trong phiên xử phúc thẩm ngày 18/3 vừa qua, mặc dù tổ chức nhân quyền Human Rights Watch của Mỹ đã kêu gọi Việt Nam trả tự do cho họ.

Thanh Phương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét