Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Làm thì láo, báo cáo thì hay !


      Quá độ đi lên

                                                   

Tình trạng thất nghiệp và con số báo cáo đẹp, mời xem:


“Thực tế bi đát"

Chưa năm nào, kể cả năm 2008 được ghi nhận là tình trạng suy thoái kinh tế xảy ra nghiêm trọng, lại có số lượng lao động bị sa thải nhiều như năm 2012. Thị trường lao động chứng kiến những cuộc sa thải với số lượng lớn như vụ việc công ty Sanyo OPT tại Bắc Giang đóng cửa dừng hoạt động làm 3.750 người mất việc, hơn 10.000 lao động của Vinalines và Vinashin mất việc, công đoàn ngành giao thông công bố ngành này có gần 19.000 lao động không có việc làm, nợ lương chồng chất…


Không chỉ các ngành xây dựng, giao thông, một số lĩnh vực sản xuất như ximăng, sắt thép…sản xuất đình đốn, sa thải công nhân hàng loạt mà nhiều ngành dịch vụ khác cũng trong tình trạng tương tự. Năm 2012, có tới 2/3 trong số 105 công ty chứng khoán trên thị trường đã ngừng hoạt động, đóng cửa. Mức lương 1 – 2 triệu đồng/tháng là phổ biến, khiến phần lớn nhân viên môi giới buộc phải bỏ nghề.

Tại TP.HCM, nơi năm trước có khoảng 20.000 doanh nghiệp bất động sản hoạt động thì năm 2012 đã có từ 6.000 – 8.000 doanh nghiệp đóng cửa. Tuy không có thống kê cụ thể về số lượng lao động mất việc vì từng đó công ty bất động sản phải đóng cửa nhưng chắc chắn con số này không dưới 40.000 – 50.000.

báo cáo vẫn đẹp

Trong khi thực tế chứng kiến các “làn sóng” sa thải lao động, nợ lương nhân viên triền miên như vậy thì các số liệu báo cáo đều rất “đẹp”. Tổng cục Thống kê cuối năm 2012 đã đưa ra báo cáo tỷ lệ thất nghiệp chung giảm từ 2,22% năm 2011 xuống còn 1,99% năm 2012; tỷ lệ thiếu việc làm của người lao động giảm từ 2,96% năm 2011 xuống còn 2,8% năm 2012. Khu vực thành thị, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi lại giảm nhẹ từ mức 3,6% trong năm 2011 xuống chỉ còn ở mức 3,25% trong năm 2012.

Trong bản tin Kinh tế số 8 mới được phát hành, Quốc hội gọi đó là “sự vận động trái chiều” và cố lý giải sự trái chiều đó bằng lý do, khu vực phi chính thức ở nước ta lớn nên lao động mất việc ở khu vực chính thức (có hợp đồng lao động, có bảo hiểm) chuyển sang khu vực phi chính thức với thu nhập thấp hơn, điều kiện lao động tồi tàn hơn… Tuy nhiên cũng không có số liệu cụ thể nào chứng minh có bao nhiêu lao động mất việc có được việc làm theo cách này.

Thực tế cho thấy, cùng với sự suy giảm kinh tế, các làng nghề là nơi tạo việc làm cho khoảng 11 triệu lao động cũng lao đao không kém. 

Do suy giảm kinh tế chung nên ngành dịch vụ cũng không tạo ra nhiều việc làm như những năm trước. Mọi lý giải sẽ đều võ đoán một khi không dựa trên các số liệu điều tra chính thức!

 Tới hết năm 2012, bộ Lao động – thương binh và xã hội vẫn không đưa ra được bất kỳ chính sách gì để hỗ trợ người lao động mất việc làm, có lẽ vì họ đang đóng cửa và lạc quan về lĩnh vực do mình quản lý?”….

Gần đến tháng 5, họp hành, bỏ phiếu, không làm đẹp con số, báo cáo, có mà “tự sát” à..?!…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét