Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

Hỡi những kẻ “vô can với quá khứ”, xin đừng “vô can với hiện tại”.


 Nhân Tuấn  
                


                 

Quá khứ có thể khép lại, nhưng ngó lơ với hiện tại có được không ? Hỡi những kẻ “vô can với quá khứ”, xin đừng “vô can với hiện tại”.



Hiện tình đất nước VN như thế nào ? Những kẻ “vô can với quá khứ” hãy nhân danh những gì thiêng liêng và quí giá nhất của mình (nếu có) mà thật thà trả lời câu hỏi này đi. Sự tranh cãi về quá khứ chỉ là cái bẫy của bọn đương quyền bày ra để mọi người quên đi cái tội ác hiện tại của chúng. Đồng bào cả nước, trước sau như một, luôn luôn là một khối duy nhất, không chia rẽ không hận thù thì cớ gì mà phải hòa giải. Sự hòa giải cần phải có mà toàn dân mong đợi là sự hòa giải đến từ cái đảng ăn cướp đối với cả dân tộc Việt Nam. Hãy trả lại những gì đã cướp bóc tước đoạt của nhân dân, trả tự do những người yêu nước đang bị hành hạ trong tù, mọi người phải được quyền sống cho ra người, được quyền yêu nước và giữ nước ( lại thêm vụ án 2 sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha Hôm nay, 16/5/2013) . Đây là cách hòa giải duy nhất, mà đồng bào trong và ngoài nước đều tranh đấu và mong đợi. Hiện tại là đất nước đang bị một đảng cướp hoành hành, vậy theo những kẻ “vô can với quá khứ” thì nhân dân tức nạn nhân của bọn cướp phải “hòa giải” như thế nào đây ?

Thế nào là “vô can với quá khứ” ? Xin mời những kẻ “vô can” nghe tôi kể lại một câu chuyên xẩy ra 15 năm trước, một cô bé du học sinh VN đã làm tôi nghẹn lời rơi lệ.

Năm ấy, ban ngày phải đi làm, nên tôi theo học lớp đêm tại một trường Đại Học Cộng Đồng cách khu Little Saigon (O.C.) hơn một giờ lái xe về phía Bắc. Tôi còn nhớ, tối hôm ấy là buổi thi final lớp Chính Trị California, cũng là lớp chót đủ để chuyển lên Đại Học. Vì thường đến trường trễ, nên chỗ tôi ngồi luôn luôn là dẫy ghế cuối cùng. Hôm đó, khác với thường lệ, tôi đến lớp sớm hơn một chút trước khi vị giáo sư tới. Đây là buổi cuối cùng đến lớp, trong lòng còn đang lao xao một chút nhớ trường, bất chợt một cô bé xà xuống ngồi chỗ bên cạnh tôi. Cô ta hỏi bằng tiếng Mỹ tôi có nói tiếng Việt không, tôi nói lại bằng tiếng Việt “cùng lớp mà hôm nay mới biết cô là người Việt”, bình thường cô ta đến sớm và ngồi ở hàng ghế đầu…. Cô bé tự giới thiệu tên Loan, 19 tuổi, du sinh từ VN. Vào thời đó du sinh VN tới Mỹ rất ít, và thường là con cái của cán bộ lớn. Cô hỏi tôi đến Mỹ như thế nào, nhà ở đâu … Tôi bảo, cách trường 5 phút lái xe, đến Mỹ được 6 năm theo chương trình Hát Ô. Cô bé hỏi lại hát-ô là gì, tôi trố mắt nhìn bé ( ? ). Tôi giải thích, trước 1975 tôi phục vụ cho chế độ Miền Nam, vì vậy sau 75 bị đi tù cải tạo 7 năm, thập niên 90 Mỹ chấp thuận cho những ai tù cải tạo 3 năm trở lên được đi Mỹ tị nạn…. Con bé không nói gì, kéo tôi đứng lên, cúi đầu thật sâu rồi ôm lấy tôi nói, “Cháu xin lỗi chú.”. Trời đất ! bất ngờ quá, tôi lặng người đi, tự nhiên nước mắt tràn mi rơi trên tóc bé…..

Tôi đoan quyết cô gái đó phải là con một người làm rất lớn, lớn đến mức cô ta thấy bố cô có trách nhiệm trong cái gọi là “học tập cải tạo”, và vì là người thuộc thế hệ sẽ nối tiếp lịch sử, cô tự thấy phải “chia sẻ trách nhiệm” với cha chú, hay nói khác hơn, cô tự thấy không thể “vô can với quá khứ” vì cái quá khứ tội ác đó vẫn còn đang tiếp diễn nặng hơn ở hiện tại.

Cái ôm của con bé với vài giọt nước mắt của kẻ thua trận mới chính là sự hòa giải thiết thực và nhân bản nhất. Những giọt nước mắt chỉ đến sau những cái ôm thật tình người …

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét