Trịnh Hữu Long
Chân dung Hồ Chí Minh vào khoảng năm 1946. Đây là món quà mà ông tặng cho Raymond Aubrac, nhà ngoại giao người Pháp có con gái sinh năm 1946 mà ông nhận làm cha đỡ đầu. Nội dung dòng chữ trên bức ảnh (bằng tiếng Pháp): “Gửi một cái hôn lớn cho con gái đỡ đầu bé nhỏ Babette. Cha đỡ đầu của con. Hồ”. Nguồn: Wikipedia.org
Nhân vụ Phương Uyên, nghĩ lại thấy Hồ Chí Minh thật tội nghiệp! Kẻ thì dùng mỹ từ tôn ông lên làm thánh, kẻ thì xúc phạm nặng nề và vẽ ông thành quỷ.
Việc làm của bọn họ tuy có vẻ trái ngược nhau, nhưng đều đưa đến một hậu quả to tổ bố, đó là bóp méo Hồ Chí Minh. Sau đây là một vài chi tiết sưu tầm được về cuộc đời Hồ Chí Minh được sắp xếp theo trình tự thời gian, cũng như diễn đạt theo ngôn ngữ bình thường (không lăng xê cũng không lăng mạ), hầu bạn đọc:
1. Hồ Chí Minh thuộc thế hệ 9x. Ông sinh năm 1890.
2. Hồ Chí Minh từng bị đuổi học vì đi biểu tình. Khi phong trào chống sưu thuế ở Trung Kỳ nổ ra vào năm 1908, Hồ Chí Minh (khi đó có tên là Nguyễn Tất Thành) đang học trường Quốc học Huế, cùng bạn bè tham gia biểu tình và bị chính quyền đàn áp, về sau bị đuổi học. Cha ông bị triều đình khiển trách nặng nề vì hành vi của con trai, anh trai ông cũng bị giám sát chặt chẽ.
3. Hồ Chí Minh là người Việt Nam đi xuất khẩu lao động nổi tiếng nhất thế giới. Mới 21 tuổi, ông đã theo tàu Pháp bôn ba khắp năm châu làm phụ bếp, sau đó là xúc tuyết, quét than và làm nhiều công việc cực nhọc khác để kiếm sống.
4. Hồ Chí Minh đã nhận tiền của nước ngoài để chống chính quyền trong các thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nhiều tài liệu giải mật cho thấy ông đã nhận lương, phụ cấp và nhiều khoản tài trợ khác từ Đảng Cộng sản Pháp và Quốc tế Cộng sản để hoạt động từ những năm 1920. Nhờ vậy, ông có thể di chuyển, sinh sống và mở các lớp huấn luyện ở Trung Quốc và Thái Lan.
5. Hồ Chí Minh đã khôn khéo lợi dụng các quyền tự do dân chủ của phương Tây để chống chính quyền trong các thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Ông tham gia ký “Yêu sách của nhân dân An Nam” gửi Hội nghị Versailles năm 1919, mở báo “Người cùng khổ” (Le Paria) năm 1922 nhằm tố cáo các tội ác của chính quyền thuộc địa, cũng như viết “Bản án chế độ thực dân Pháp” xuất bản năm 1925 tại Paris.
6. Hồ Chí Minh đã tham gia sáng lập một số đảng phái, tổ chức chính trị ở hải ngoại. Năm 1920, ông là đồng sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp, đến năm 1925 lập ra “Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội” ở Quảng Châu – Trung Quốc nhằm huấn luyện chính trị và cách thức đấu tranh giành chính quyền (không nhất thiết là “bất bạo động”) cho các nhà hoạt động trong nước. Đặc biệt, khi còn ở hải ngoại (Hong Kong), ông đã là người sáng lập ra một đảng phái chính trị có tên là Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3-2-1930, nhằm mục đích lật đổ chính quyền ở trong nước.
7. Hồ Chí Minh đã viết nhiều tài liệu chống chính quyền mà nổi tiếng nhất là tác phẩm “Đường kách mệnh”, xuất bản năm 1927 ở Quảng Châu – Trung Quốc.
8. Hồ Chí Minh đã tham gia nhiều khóa học về bạo động lật đổ chính quyền ở nước ngoài, đặc biệt là ở Đại học Phương Đông (Liên Xô) trong những năm 1930.
Hồ Chí Minh (áo trắng) và bên trái là người Tàu chỉ huy trận Hoàng Sa 1974.
Nguồn: OntheNet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét