Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Tại sao không nên dùng chữ Trung Quốc?( 2 )

Sưu Tầm
         
              

Vốn là kẻ tôi tớ luôn cúi đầu phục tùng mệnh lệnh của ông chủ, lại sống kiếp sống của kẻ vô tổ quốc, phi dân tộc, nên người cộng sản Việt Nam không dám gọi là Tàu. Và họ bắt người dân phải gọi là Trung Quốc để áp đặt và nhồi nhét tinh thần nô lệ vào đầu người Việt qua ngôn ngữ. Trước năm 1975, người Việt tại Miền Nam thường gọi hai quốc gia này là Trung Hoa Cộng Sản và Trung Hoa Quốc Gia để chỉ cho hai thể chế chính trị, nhưng vẫn gọi chung là người Tàu. Như; Tàu Đài Loan, Tàu Chợ Lớn, Tàu Hồng Kông, Tàu Đại Lục. Chính những người Tàu sống ở Việt Nam cũng tự gọi họ là người Tàu. Từ thời tổng thống Ngô Đình Diệm, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cấm không cho người Tàu làm 11 nghề chính để bảo vệ kinh tế cho người dân Việt Nam. Nguồn gốc phát xuất âm Tàu trong tiếng Việt, cho đến nay vẫn chưa rõ ràng. Có thể là do nghe và nói lại một cách sai lạc âm của chữ Tần mà người Tây Phương tại Việt Nam thường dùng  vào thế kỷ 18, 19. Cả Philippines, Thailand, Kampuchia, trong ngôn ngữ của các quốc gia này, họ cũng không gọi xứ này là Nước Ở Giữa. Riêng người Nhật dùng chữ China với ý nghĩa khinh miệt là lũ người bệnh hoạn, ngu si, nhu nhược, yếu hèn. Đến nay chỉ có người Tàu và dân Việt dùng chữ Trung Quốc. Nêu điều này ra nơi đây, để mọi người cùng nhận thấy rõ sự nô lệ trong tư tưởng, thể hiện qua ngôn ngữ của người Việt, do sự tiếp tay của Việt cộng, đã bị Tàu cộng áp đặt sâu nặng đến thế nào.


Một thí dụ điển hình cho căn bệnh nô lệ giặc Bắc, là cho đến hôm nay, trong đầu khá nhiều người Việt vẫn tin chắc rằng võ thuật của Việt Nam thì phải “bắt nguồn từ Trung Quốc.” Hỏi tiếp nữa thì họ chống chế rằng bởi từ Thiếu Lâm Tự, và do Đạt Ma Sư Tổ truyền ra. Quả là khôi hài. Nếu vậy thì phải bảo rằng võ thuật của Tàu vốn do Ấn Độ truyền sang. Khổ thật. Kiến thức của họ đã kém, khả năng suy luận cũng không có, lại mang nặng căn bệnh thờ Tàu. Từ thời Khổng Khâu xa xưa mãi cho đến hôm nay, bọn người này chỉ có truyền thống chuyên nghiệp là đi ăn cắp và ăn cướp, xong đem về bôi xóa dấu vết rồi cho là của mình. Vì thế, để thể hiện tinh thần tự chủ và độc lập của dân tộc, người Việt nên ý thức rõ điều này. Và không nên dùng hai chữ Trung Quốc. Bởi đây là thâm ý của cộng sản Việt, theo lệnh ông chủ Bắc Kinh, cố tình nhồi nhét tinh thần nô lệ vào đầu người dân Việt Nam.

Do đó, để chống Tàu, trước hết mọi người Việt nên chống lại âm mưu áp đặt tinh thần nô lệ này, qua ngôn ngữ, của giặc Bắc.

Nếu vẫn có người chưa chịu tin điều này, xin hãy nhớ lại chữ triều và hình ảnh những lượn sóng cuộn đầu trên áo quần quan lại thời phong kiến của Tàu ngày xưa. Xin nhắc lại, đây là kỹ thuật khống chế tư tưởng (mind control) nhắm đánh sâu vào vô thức (subconcious, 88%), không nằm trên bình diện ý thức (concious, 12%) nên khó lòng nhận biết. Việc chống Tàu qua ngôn ngữ nô lệ và mất nước này sẽ không dễ dàng vì bọn tay sai Việt cộng, theo lệnh chủ, đang tận sức phá nát ngôn ngữ Việt chính thống nhắm thay thế và áp đặt ách nô lệ qua ngôn ngữ trong mọi hoàn cảnh. Người dân Việt vô tình, nhưng bọn Việt cộng lại quyết tâm. Tránh sao khỏi cảnh này. Bao năm qua vì vô tình, không đế ý, nhiều người đã dùng đến quen miệng. Bây giờ mở miệng ra nói khác đi chắc chắn sẽ khó làm được ngay. Nếu không tin, mọi người hãy thử và sẽ thấy rõ tác dụng này.

Bảo rằng do thói quen, thì nên tự hỏi mình có dám bỏ cái thói quen này hay không? Dĩ nhiên, không mấy ai dám chấp nhận rằng vì sợ nên phải dùng hai chữ Trung Quốc. Vẫn có nhiều người sẽ tìm đủ lý do để biện minh cho hai chữ Trung Quốc nơi cửa miệng.

Chắc chắn có người sẽ cho rằng Trung Hoa hay Trung Quốc cũng chỉ là danh xưng, đâu có gì quan trọng. Những người này đang tự lừa dối chính mình và cố tình dùng xảo ngôn để lấp liếm và che dấu căn bệnh nô lệ truyền đời. Nếu chỉ là danh từ, và không có ý gì, thì tại sao không dám gọi là Tàu cộng? 

Nhưng  xin hãy tự hỏi mình rằng; cô nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên dù đang sống dưới sự cai trị của Việt cộng, vẫn dám gọi là Tàu khựa. Và chính họ cũng gọi họ là Tàu. Vậy tại sao mình phải tìm đủ lý do để dùng hai chữ Trung Quốc? Hãy cố gắng tự nhớ lại xem mình bắt đầu dùng từ lúc nào, để bây giờ gọi là quen miệng? Và tại sao mình không dám gọi là Tàu cộng?

Nếu không dám tức đã có nỗi lo sợ ẩn sâu trong đầu. Bởi sợ mới không dám. Sợ điều gì? Sợ ai? Hoàn toàn tìm không ra dấu vết. Đây chính là cái tác dụng của sự nô lệ và hèn nhược qua ảnh hưởng của ngôn ngữ. Đây cũng là hậu quả của sự khống chế tư tưởng (mind control) đã nêu ra ở trên. Có vài người, vì mặc cảm tự ti kém khuyết, để tự gạt mình nhằm che dấu căn bệnh nô lệ ẩn sâu trong tư tưởng, họ bảo rằng gọi như thế sẽ làm giảm giá trị trình độ trí thức và lịch sự của họ. Vì thế họ chỉ dám dùng chữ Trung Quốc, Trung Hoa để chứng tỏ họ là kẻ có học thức, là người lịch sự.

Khi vua Quang Trung tuyên bố trước ba quân: 

“Phải đuổi hết lũ giặc phương Bắc ra khỏi bờ cõi. Đánh cho chúng nó không còn manh giáp.” Ai dám bảo vua Quang Trung là phường vô học?

 Trong cuộc hải chiến Hoàng Sa, tháng 1/1974, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa: “Các anh cứ đánh tụi nó thẳng tay cho tôi.” Ai dám bảo tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là người thiếu lịch sự? Để giữ gìn nền độc lập và tinh thần tự chủ của dân tộc, mong rằng những người Việt này cũng nên từ bỏ cái ảo giác có học thức và lịch sự của mình.

 Nên hiểu rằng khi người Tây phương gọi những xứ này là China, Sino, Chinois, qua ngôn ngữ của họ, trong đầu họ vẫn xem đó là xứ Tần. Qua ngôn ngữ xử dụng, họ hoàn toàn không có khái niệm hay ý nghĩ gì về một Nước Ở Giữa cả. Trong khi đó, người Việt nói đến hai chữ Trung Quốc, chắc chắn cái hình ảnh Nước Ở Giữa đã thấp thoáng trong đầu. Xin mọi người để ý đến điều này.

Nếu người đọc vẫn tìm mọi cách để chống chế, vẫn chưa đồng ý, và chưa hiểu rõ tác dụng của ngôn ngữ, xin nêu ra một thí dụ để chúng ta cùng nhận xét.

Khi nghe nói đến các chữ; cô ấy, bà ấy hay mụ ấy, trong đầu người nói và người nghe đều có ba hình ảnh khác nhau. Một cô gái trẻ đẹp (cô ấy), một người phụ nữ lớn tuổi (bà ấy) và một người phụ nữ xấu xí, lôì thôi lếch thếch (mụ ấy). Khi nói và nghe chữ Trung Quốc hay Tàu cộng cũng có tác dụng tương tự. Xin mọi người hãy tự suy nghiệm.

Ngôn ngữ thể hiện tâm lý là điều ai cũng hiểu và đồng ý. Nếu không thế, cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên đã không nói: “Tàu khựa hãy chết đi.” Và nếu không hiểu ý này, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã không bắt cô ta. Thật ra, vì hiểu nên họ quá lo sợ bị ông chủ phương Bắc trừng trị, nên họ phải bắt cô ta. Hãy thử tượng tượng cái tác dụng tâm lý khi cô sinh viên này nói: “Trung Quốc  khựa hãy chết đi.” Rõ ràng, câu này hoàn toàn không có tác dụng. Bởi tự nó đã thể hiện cái tâm lý nhu nhược hèn yếu và nô lệ qua hai chữ Trung Quốc trong câu. Hy vọng nhiều người Việt sẽ nhận rõ điềư này.

Khi đăng những bản tin ghe thuyền của Tàu cộng tấn công ngư dân Việt, báo chí Việt cộng chỉ dám dùng hai chữ tàu lạ. Mọi người đều hiểu tại sao. Ở đây chúng ta không cần diễn giải thêm. Rõ ràng là ngôn ngữ thể hiện tâm lý của người xử dụng. Và ai cũng hiểu đó lá cái tâm lý hèn hạ nhu nhược nô lệ của người cộng sản Việt Nam đối với bọn giặc phương Bắc. 

Tương tự như thế, bất kỳ ai, mở miệng dùng hai chữ Trung Quốc cũng không thoát khỏi tâm lý này, dù họ có lớn tiếng hô to: “Đả đảo Trung Quốc xâm lược.” Hãy tự hỏi chính mình, tại sao mình không mở miệng nói được câu: “Đả đảo Tàu cộng xâm lược.” Chẳng lẽ mình vẫn còn muốn chứng tỏ cho người khác biết mình là con người có học thức và lịch sự?

Đã không xóa nổi hai chữ Trung Quốc ra khỏi đầu thì khoan nói đến chuyện chống Việt cộng hay Tàu cộng. Nếu chỉ là danh từ, tại sao không dám gọi là Tàu cộng? Không nên tiếp tục lừa dối chính mình nữa. Xin suy nghĩ kỹ điều này. 

Việt Nam cộng sản gọi là Việt cộng. Trung Hoa cộng sản gọi là Trung cộng. Đâu có gì là không học thức, không lịch sự ở đây. Mà đối với bọn giặc Bắc, trong khi họ luôn tìm cách tiêu diệt mình, mà mình cứ mãi lịch sự với họ thì quả là một tâm lý bệnh hoạn. Ở đây chúng ta không thể dùng chữ nhu nhược, mà phải gọi là bệnh hoạn. Chúng ta thấy vẫn còn nhiều người Việt mang nặng cái tâm lý bệnh hoạn này trong đầu.

Những người đảng viên cộng sản Việt Nam chắc chắn sẽ không bao giờ dám mở miệng nói đến chữ Tàu, dù là; ông Tàu vĩ đại, bác Tàu kính yêu. Chỉ nghe đến cái âm Tàu họ cũng đã hoảng sợ đến kinh người. Vì quá kinh sợ họ trở nên tức giận điên cuồng. Đối với họ, đó là loại ngôn ngữ phạm thượng. Quen sống kiếp nô lệ, họ không thể nào chấp nhận loại ngôn ngữ phạm thượng này đối với ông chủ phương Bắc được. Và cho đó là ngôn ngữ phản động. Bởi thế họ phải bắt ngay cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên. Đến hôm nay, chúng ta đều thấy rõ rằng; nhóm cầm quyền cộng sản Việt Nam chỉ giỏi hèn với giặc, nhưng luôn ác với dân. Để chứng tỏ mình không hèn với giặc, như bọn người đang sống kiếp nô lệ này, điều đầu tiên và dễ dàng nhất làmọi người nên vất bỏ hai chữ Trung Quốc ra khỏi ngôn ngữ của mình. Bảo là dễ dàng nhưng sẽ có rất nhiều người không làm nổi điều này.

Tùy theo thái độ tâm lý, mỗi người sẽ tự chọn cho mình một loại ngôn ngữ thích hợp. Người nặng tinh thần nô lệ và bệnh hoạn sẽ có lý do để bảo vệ và tiếp tục xử dụng hai chữ Trung Quốc. Người nặng tinh thần tự trọng, hiểu rõ trách nhiệm trong việc giữ gìn nền độc lập và tinh thần tự chủ của dân tộc sẽ có lý do để loại bỏ chữ Trung Quốc và thay vào đó là Tàu.

Tâm lý tức giận sẽ dùng ngôn ngữ phẫn nộ. Tâm lý tự chủ sẽ dùng ngôn ngữ độc lập. Tâm lý hèn nhược sẽ dùng ngôn ngữ nô lệ. Điều này không ai chối cãi được. Và vì thế, xin mọi người Việt chúng ta nên loại bỏ hai chữ Trung Quốc để thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ và bất khuất ngay trong ngôn ngữ xử dụng hằng ngày. Hy vọng nhiều người sẽ đồng ý với đề nghị này. Nhưng đối với người đảng viên cộng sản Việt Nam thì vô phương. Họ đã chọn kiếp sống tay sai, nô lệ, vô tổ quốc, phi dân tộc từ thuở chào đời. Chúng ta không mong gì họ thay đổi được.

Đã giúp mình và cũng giúp người. Mọi người Việt cùng nhau giữ nước qua ngôn ngữ. Vô cùng quan trọng nhưng lại không hề tốn một giọt máu. Tại sao chúng ta không chịu làm? Đây là điều đầu tiên và căn bản, vô cùng quan trọng, trong tinh thần chống lại bọn giặc phương Bắc.

Xin nêu ra nơi đây một bài học lịch sử để mọi người cùng suy nghiệm.

Chọn ngôn ngữ để làm quốc ngữ cho một quốc gia vừa mới khai sinh là điều vô cùng quan trọng trong việc giữ gìn nền độc lập. Ngay sau khi Hoa Kỳ giành độc lập từ tay đế quốc Anh, người Mỹ đã nghiên cứu cẩn thận trong việc chọn tiếng Anh hay tiếng Đức dùng làm quốc ngữ. Họ không chọn tiếng Tây Ban Nha vì lúc bấy giờ, ảnh hưởng của Tây Ban Nha đã tràn khắp Nam Mỹ và phần đất phía tây Bắc Mỹ. Cuối cùng, do kết quả cuộc bầu phiếu, tiếng Anh được chọn vì hơn tiếng Đức một lá phiếu. Nhưng ngay sau đó, ông Noah Webster đã bỏ ra 20 năm liên tục để thành lập tiếng Mỹ, như trường hợp tiếng Nam dưới thời nhà Trần. Ngoài việc sửa đổi cấu trúc văn phạm và ngữ pháp, ông còn thay đổi cả ngữ vựng, và thành lập cuốn Tự Điển Di Sản Hoa Kỳ (American Heritage Dictionnary) cho dân chúng Mỹ xử dụng. Điều đáng lưu ý, đáng khâm phục, và đáng để mọi người Việt chúng ta học hỏi, là từ đó và mãi về sau, từ tổng thống đến thường dân, mọi người Mỹ đồng lòng quyết không dùng tiếng Anh mà chỉ dùng tiếng Mỹ. Đến hôm nay chúng ta đều nhận biết sự phổ thông của tiếng Mỹ trên khắp thế giới mà hầu hết người Việt biết tiếng Mỹ đều quen thuộc.

Xin ghi ra nơi đây vài thí dụ để mọi người cùng nhận thấy tinh thần quyết tâm giữ gìn độc lập và tự chủ của người dân Hoa Kỳ qua ngôn ngữ:

----Anh---- ----Mỹ----

colour 

color ----bỏ bớt giữa

programme program

---bỏ bớt cuối

theatre theater

---đảo chữ

randomise  randomize --- đổi chữ

water

closet 

restroom --- đặt danh từ mới

Hiểu rõ sự quan trọng của ngôn ngữ đối với nền độc lập của một dân tộc, giặc phương Bắc đã tìm mọi cách hủy diệt chữ Nam của người Việt ngay từ thời nhà Trần. Chúng gọi một cách nhục mạ khinh bỉ là tiếng nôm na, hèn mạt để gạt ngưởi Việt biết chữ không thèm dùng đến. Thế mà đến nay vẫn có nhiều người trí thức học giả miệt mài gọi là chữ nôm. Điều này chẳng khác nào có kẻ côn đồ bảo trẻ con nên về nhà gọi cha mẹ chúng bằng thằng và nó. Vì ngu khờ kém suy nghĩ, đứa trẻ liền nghe theo và cứ thế mà gọi.

Hiện nay, Tàu cộng bắt Việt cộng phải du nhập tiếng Tàu, và bằng mọi cách phải nhétvào đầu để nô lệ hóa người Việt qua ngôn ngữ. Xin nêu ra vài chữ như: động thái, quan ngại, bức xúc, tham quan, hộ khẩu, cải tạo, sự cố, hoành tráng, hiện trường, quan chức, đăng ký, hỗ trợ, đột xuất, và còn nhiều nữa. Vì cùng hệ thống đơn âm, họ chỉ cần dùng mẫu tự Việt diễn âm Tàu, và bắt mọi người Việt phải dùng, tức nghe và đọc trước rồi nói sau. Lúc đầu quen tai, quen mắt. Sau quen miệng. Thế là xong.

Xin mọi người, còn nghĩ đến dân tộc và chống cộng, hãy nhớ lại xem mình đã bắt đầu dùng những từ ngữ này từ lúc nào. Và từ bây giờ trở đi mình có dám loại bỏ ngôn ngữ này và quyết tâm không dùng nữa hay không. Tại sao phải loại bỏ những ngôn ngữ này? Nếu hỏi người Mỹ, họ sẽ giải thích cho chúng ta hiểu lý do tại sao.

Xin thưa thêm. Vì đây là loại ngôn ngữ mà ông Nguyễn Văn Luận, một người dân Hà Nội bị kẹt lại Miền Bắc từ năm 1954 đã nhận ra ngay là “ngoại ngữ Việt cộng” do Tàu cộng đem sang. Suốt 28 năm, mãi cho đến khi vượt biển tìm tự do và cuối cùng định cư tại Hoa Kỳ, ông Luận vẫn nhất định không dùng đến loại ngoại ngữ nô lệ và mất nước này. Thế mà hiện nay vẫn có nhiều người Việt, dù đang sống tại hải ngoại, hăng hái chống Tàu, chống cộng, nhưng sẵn sàng xử dụng loại ngôn ngữ nô lệ này. Lại có nhiều người dù không hiểu ý nghĩa nhưng vẫn dùng một cách hàm hồ và sai hoàn toàn ý nghĩa gốc trong tiếng Tàu. Thí dụ; chữ đột xuất có nghĩa là sự nổi bật (outstanding) hoàn toàn không có nghĩa của trạng từ chỉ thời gian như các chữ bất thình lình hay bất ngờ, trong tiếng Việt. Thật ra, bọn giặc Bắc đâu cần thắc mắc chuyện người Việt dùng đúng nghĩa hay sai nghĩa. Cứ nhét được những loại ngôn ngữ này vào đầu dân Việt là chúng thành công. Một vài kẻ đã không biết mình ngu và dại, lại còn lớn tiếng biện minh cho hành động bệnh hoạn này. Vua Quang Trung mà còn sống, chắc chắn ngài sẽ phân thây bọn người mất gốc này để diệt trừ mầm nô lệ cho dân tộc.

Báo chí và truyền thông tại Việt Nam cộng sản hiện nay bắt buộc phải dùng loại ngoại ngữ Việt cộng này. Với kiếp sống của kẻ tay sai và nô lệ, họ không thể làm khác hơn được. Bởi đây là sách lược nô lệ của Tàu cộng đưa ra và bắt Việt cộng phải thi hành.

Tuy nhiên, trên nhiều diễn đàn ineternet của người Việt hải ngoại hiện nay chúng ta vẫn thấy đầy dẫy loại ngoại ngữ nô lệ và mất nước này. Về quy định ngôn từ, nơi nào cũng đưa ra những điều lệ căn bản là; không chấp nhận ngôn ngữ thô tục, và ngôn ngữ ca tụng Việt cộng; để chứng tỏ đây là nơi của những người có học thức, lịch sự, và quyết tâm chống cộng.

Nhưng than ôi. Họ chấp nhận loại ngôn ngữ nô lệ ẩn chứa mầm hủy diệt tinh thần dân tộc của giặc phương Bắc mà họ không hề bận tâm. Không những thế loại ngôn ngữ này được truyền bá và phát huy khá mạnh mẽ.

Đây là sự thể hiện một trình độ dân trí quá thấp kém của người Việt chúng ta. Bởi chúng ta chưa nhận thức rõ được sự quan trọng của ngôn ngữ đối với sự tồn vong của dân tộc. Hãy nhìn lại gương của dân chúng Hoa Kỳ trong việc xử dụng tiếng Mỹ để giữ gìn độc lập, may ra mọi người sẽ hiểu rõ vấn đề vô cùng quan trọng này cho dân tộc và đất nước.

Là người Việt, hầu hết chúng ta ai cũng đã từng nghe và nói câu: “Tiếng Việt còn, Người Việt còn.” Nhưng chúng ta quên một điều vô cùng quan trọng là; tiếng Việt nô lệ, thì người Việt nô lệ. Và sự nô lệ này sẽ dẫn đến mất gốc và dân tộc bị hủy dìệt là điều không tránh khỏi. Mất đất, mất đảo còn có cơ hội lấy lại được. Nhưng mất người thì lấy ai mà đòi lại đất, giành lại biển?

Chống cộng mà không chống nổi ngôn ngữ Việt cộng trong đầu thì vẫn là tự lừa dối chính mình. Người cộng sản Việt Nam biết chắc chắn họ luôn luôn thành công trong việc khống chế tư tưởng người dân Việt. Rõ ràng nhất là qua ngôn ngữ. Xin mọi người hãy nhìn lại ngôn ngữ mình xử dụng để chứng minh điều này. Có nhiều người chống cộng cảm thấy hài lòng qua việc xử dụng những danh từ miệt thị, khinh bỉ đối với những người cầm đầu cộng đảng Việt Nam hiện tai như: Trọng Lú, Sang Ngu, Dũng Dốt. Những người này vẫn mãi say sưa, tự thỏa mãn với câu: “Người khôn phải gọi thằng ngu bằng thầy!” Xin thưa! Nếu chúng ta khôn hơn họ, thì đã không bị họ khống chế từ cái đầu đến cái miệng suốt bao năm qua.

Năm 1954, sau khi Việt cộng chiếm Miền Bắc, thi sĩ Trần Dần đã bàng hoàng thốt rằng:

"Tôi bước đi không thấy phố thấy nhà,

Chỉ thấy mưa sa trên nền cờ đỏ."

Hai câu thơ đã cho thấy hình ảnh thê lương tang tóc của đất nước dưới ách cai trị của người cộng sản. Thế nhưng, từ năm 1954, người dân Miền Bắc đã không chịu nhìn thấy điều này. Và người dân Miền Nam, năm 1975, cũng không muốn nhìn thấy điều này. Như thế, dù âm thầm không ai hay biết, nhưng số phận của đất nước Việt Nam đã được quyết định từ lâu.
Tiền bạc là vật mà mọi người dân, dù không biết chữ, vẫn phải dùng đến hằng ngày. Thế là từ thời kỳ tem phiếu, mãi cho đến hiện nay, không một tờ giấy bạc nào không có hình của tên bán nước Hồ Chí Minh. Sau khi chết, chúng vẫn đem cái xác cáo mục rữa trấn ngay thủ đô Miền Bắc và bắt mọi người phải chiêm ngưỡng. Đến khi cướp Miền Nam, chúng liền xóa ngay địa danh Sài Gòn, tên gọi thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa. Thay vào đó là tên cáo Hồ đã chết. Rồi chúng xây con đường trên cao nguyên dọc Trường Sơn, xương sống của bản đồ Việt Nam với tên đại lộ Hồ Chí Minh. Tất cả mọi việc trên đều nhằm mục đích thực hiện kế hoạch to lớn và lâu dài. Đó là khống chế tư tưởng toàn thể dân Việt qua những hình ảnh này. Hãy thử tính xem trong một ngày, hình ảnh của tên cáo Hồ bán nước đánh vào đầu người dân Việt bao nhiêu lần qua tờ giấy bạc. Đây là một kỹ thuật trấn áp tư tưởng vô cùng hiệu quả trên bình diện vô thức mà khoa Tâm Lý Học gọi là khống chế tư tưởng (mind control) vô cùng tinh xảo và thâm độc.

Xin được nêu ra ở đây để những người vẫn còn ngây thơ cho rằng Việt cộng là nhữngkẻ ngu ngốc nên suy nghĩ lại.

Là một người Việt cộng nằm vùng tại Miền Nam trong thời kỳ chiến tranh, nên lúc bấy giờ ông y tá Nguyễn Tấn Dũng bắt buộc phải dùng ngôn ngữ của Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng ngay sau khi cộng sản cướp được Miền Nam , chắc chắn ông Dũng và bao nhiêu người cộng sản nằm vùng khác đã không thèm dùng tiếng Việt của Miền Nam ngày trước. Năm 2010, trong buổi trả lời trước quốc hội cộng sản, vì lúng túng, thủ tướng cộng sản họ Nguyễn đã lỡ miệng phát ra hai chữ “bảo đảm” của Việt Nam Cộng Hòa. Biết bị hớ, liền ngay sau đó ông ta vội vàng tìm mọi cách để chữa lại bằng hai chữ “đảm bảo” của Việt cộng cho mọi người ngồi dưới kia cùng nghe thật rõ. Chỉ bấy nhiêu cũng đủ để dạy cho nhiều người Việt trí thức chống cộng cần học bài học về sự quan trọng của ngôn ngữ, cùng thái độ quyết tâm của ông ta khi xử dụng ngôn ngữ. Có thể lỡ lời nói ra hai chữ bảo đảm. Nhưng chắc chắn ông Dũng không bao giờ dám lỡ miệng đảo thứ tự để nói nhà nước (trước) và đảng (sau) cả. Đến đây hy vọng nhiều người sẽ nhận ra sự quan trọng cùng sự quyết liệt của những người cộng sản trong việc xử dụng ngôn ngữ. Nói một cách khác, nhưng vô cùng thực tế, họ hiểu rõ quy luật sinh tử là, đối với họ: Dùng Chữ Sai Là Chết.

Khi dùng ngôn ngữ Việt cộng để chống cộng, chống Tàu, chúng ta có thể nghe họ lớn tiếng cười mỉa mai khinh bỉ và bảo nhau rằng: “Cứ để cho bọn người đang sống ở hải ngoại đó chống cộng. Ngôn ngữ, tức cái đầu của chúng, mà đảng ta đổi tới thay lui chúng chẳng hề hay biết. Thế thì chúng chống cái chi. Ta vo tròn bóp méo cái đầu của chúng như thế mà chúng chẳng hay biết. Thì chúng chống được điều gì. Chúng đang sống nơi hải ngoại cách xa ngàn dặm, nhưng đảng ta nhét vào đầu chúng điều gì cũng được, thì có chi mà lo ngại. Ha ha ha. Chỉ cần mười năm nữa thì bọn người này sẽ nằm trong các nghĩa địa. Chẳng có chi để
chúng ta phải bận tâm cả.”

Chống Tàu cộng xâm lược, mà không chống nổi ngôn ngữ nô lệ của chúng đang bám chặt trong đầu, thì chỉ làm trò cười cho bọn tay sai Việt cộng là thế đấy. Nên hiểu rằng, Việt cộng không bao giờ lo ngại chuyện mìn bom súng đạn, chúng chỉ sợ cái đầu của người dân. Mà thể hiện của cái đầu là qua ngôn ngữ đang xử dụng. Mong mọi người nên suy nghĩ kỹ điều này.

Hãy nhìn cô sinh viên trẻ tuổi Nguyễn Phương Uyên sẽ biết mình thế nào. Hãy nhìn bài học quốc ngữ của người Mỹ, hy vọng, và may ra, có người sẽ hiểu rõ sự quan trọng của ngôn ngữ trong việc giữ gìn nền độc lập và tinh thần tự chủ của dân tộc.

Xin chuyển đến mọi người để cùng suy nghiệm và chọn loại ngôn ngữ thích hợp cho chính mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét