Những người làm công tác điều tra xã hội học và thăm dò dư luận, với kiến thức phương pháp luận chuyên ngành thì không ai mà không nhận ra kết quả việc lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi hiến pháp và phiếu tín nhiệm của QH đều không chính xác, không phản ánh chính xác nguyện vọng của nhân dân Việt Nam. Đây chỉ là việc làm lãng phí quá lớn tiền của chỉ nhằm mục đích lừa bịp người dân (chỉ lừa được người thiếu chuyên môn/trình độ thấp). Những căn cứ chính cho nhận định trên là:
1- Các phiếu đóng góp, phiếu tín nhiệm là công cụ đo, nhưng nó không đúng yêu cầu khoa học của một bảng hỏi nên đo không chính xác (như một cái cân thiếu chính xác thì kết quả cân không thể tin được).
2- Cách tiến hành lấy ý kiến chưa đúng khoa học xã hội, dẫn đến kết quả không chính xác (giả định bảng hỏi rất khoa học đảm bảo độ tin cậy cao).
3- Chọn mẫu không đúng phương pháp chọn mẫu, kết quả không chính xác (dù cho có bảng hỏi đúng và cách tiến hành lấy ý kiến đúng).
Nếu như ai đó chủ trì cuộc lấy ý kiến và bỏ phiếu tín nhiệm là chủ nhiệm đề tài, khi bảo vệ kết quả trước Hội đồng khoa học thì không một Chủ tịch Hội đồng nào mà không đánh rớt 2 đề tài nầy (chỉ trừ Hội đồng nầy quá "lú" hoặc là Hội đồng "gật" cho có hình thức thôi) bởi vì tác giả quá dốt phương pháp luận nghiên cứu khoa học xã hội, nếu như không dốt thì đã quá xem thường trình độ hiểu biết của mọi người.
Điều đau lòng cho trí thức hôm nay là cuối đầu cam chịu chấp nhận kết quả "không đâu" nầy. Sao người ta có thể "dễ dàng và lười biếng" đến như vậy, vô cảm đến như vậy. Bao nhiêu "tay to mặt lớn" trước "bàng quang thiên hạ" tuyên bố nó chính xác khách quan, bao nhiêu tên bồi bút, văn nô lên gân ca ngợi...thật là bỉ ổi và vô liêm sĩ, một trò bịp bợm trong nghiên cứu KHXH nhất hành tinh nầy mà đặc biệt là nó diễn ra trong thời đại khoa học tiên tiến của thế kỹ XXI mới là một điều lạ, một điều đáng xấu hổ cho trí thức Việt Nam, một điều bất hạnh cho dân tộc Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét