Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

LÁ BÀI LẬT ÚP.

 Trung Hoàng 

                                     

Biển Đông đủ rộng cho hai nước Hoa Kỳ và Trung Quốc, lời nói đó được thoát ra từ cưả miệng cuả Tập Cận Bình, tân chủ tịch CHNDTQ hiện nay, có vẻ như quá kiêu ngạo và tự tin, sự tự tin cuả anh Trùm Sò với cái bị nhân dân tệ rổn rảng trong tay, trước ngài Quan Huyện đẩy đưa tinh khéo Obama, vị Tổng Thống một siêu cường thế giới là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Nếu lời nói đó được phát biểu từ Tổng Thống Hoa Kỳ, thì đó là sự đáng mừng cho Cộng sản Bắc Kinh:  nhưng với Tập Cận Bình thì đó lại là một sự mong muốn cầu được sự đáp ứng từ phiá Hoa Kỳ, một đáp ứng mà Hoa Kỳ sẽ không bao giờ thực lòng chấp nhận, bởi vì Hoa Kỳ vẫn luôn là Ông Chủ Biển Cả trên thế giới, một ông chủ mà dường như chưa có đối thủ trong thực trạng tiềm năng tiềm lực quốc phòng hiện nay.
Nếu cho rằng Hoa Kỳ không can thiệp vào vấn đề Biển Đông Á Thái Bình Dương như hiện nay, điều đó hẳn nhiên là sẽ phải như vậy, bởi vì xét thấy là không đáng cần phải can thiệp trong giai đoạn nầy. Ấn Nhật Nga Úc khi có sự cố xảy ra trên Biển Đông Á Thái Bình Dương, các nước nầy không ít thì nhiều, sẽ có những phản ứng đáp trả ngăn chận, khi mà Cộng sản Bắc Kinh cố giành lấy cho bằng được Cái Lưỡi Bò Chín Đoạn Trung Quốc bằng võ lực. Không can thiệp hay không can dự vào, điều đó không có nghiã là sẽ không có sự đối mặt với Cộng sản Bắc Kinh trong vấn đề Biển Á Châu Thái Bình Dương. Quyền lợi cốt lõi cuả Hoa Kỳ luôn gắng chặt với con đường giao thương hàng hải trên toàn thế giới, nơi nào có sự hiện diện cuả đồng đô la, nơi đó sẽ luôn được gắng chặt với quyền lợi cốt lõi cuả Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ; một ưu thế tuyệt đối, mà hầu như Cộng sản Bắc Kinh không thể nào vượt qua được.


Sự IM LẶNG SẤM SÉT thì khó có thể hiểu trong nhất thời mà cần phải có sự khảo nghiệm lâu dài, khả dĩ mới có thể thấu đáo tường tận nó, vì không phải là không mà cũng chẳng phải là có, đó chính là SỰ IM LẶNG TUYỆT ĐỐI cuả nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hiện nay; trước sự bành trướng bá quyền ngang ngược cực kỳ hung hăng, bất chấp luật pháp quốc tế cuả nhà cầm quyền Cộng sản Bắc Kinh hiện nay. Sự im lặng trong trạng thái hổn độn từ Thái Cực để thăng hoá trở lại trạng thái VÔ CỰC nguyên thuỷ. Con đường qui hồi sinh mệnh cuả dân tộc và đất nước Việt Nam, cũng sẽ phải là con đường qui hồi cuả cả nhơn loại thế giới, từ cơ thế lưỡng cực để trở về với vô cực nguyên thuỷ. Hãy nhìn lại hình thể Điạ Chính Trị cuả đất nước Việt Nam, đó chính là hình Thái Cực Đồ thu nhỏ cuả thế giới nhơn loại, nưả phần đất liền và nưả là biển. Trở về với vô cực gần đồng nghiã là sẽ phải hình thành trên mặt vỏ trái đất nầy, một thế giới mà điạ thế hoàn toàn thay đổi khác hẳn với hiện nay. Sẽ có người cho đây là một ảo tưởng, nhưng điều đó sẽ phải xảy ra, bởi vì :

“Cuộc đời nay như ngưạ buông cương,
Khó dừng lại vó cu lụp bụp.
Mặt nước biển lô nhô lặn hụp,
Chim đua bay cá lại tranh mồi.
Ngọn thuỷ triều nô nức sục sôi,
Bầu trái đất một phen luân chuyển.”.

Cái Lưỡi Bò Chín Đoạn Trung Quốc chẳng khác gì là ma dẫn lối quỷ đưa đường, nhắm mắt bước đi trên con đường dẫn đến sự tan rã khó tránh khỏi, cho một đất nước Trung Quốc phải trở lại cảnh Tam Phân Tứ Liệt trong một tương lai gần. Ác lai là vì, để thực hiện tham vọng bá quyền bành trướng trong khu vực an toàn, làm phân hoá hai dân tộc Việt Nam và Triều Tiên, gây tạo không biết bao nhiêu là cảnh tang tóc trong khu vực xuyên suốt thời gian qua. Hơn nưã, còn dùng võ lực thô bạo để chiếm lấy đất nước Tây Tạng, cướp lấy biển đảo cuả Việt Nam; gieo bao nghiệp báo cực kỳ nặng nề cho loài người trong khu vực nầy, cũng vì tham vọng điên cuồng cuả mình, tất phải nhận lảnh một hậu quả mà chắc chắn là sẽ khó tránh khỏi trong tương lai gần đây.

1 nhận xét:

  1. người viết nói sai rồi, chúng ta không in lặng, chúng ta không đứng nhìn, làm ngơ trước những diễn biến tại biển đông, chúng ta vẫn đang rất tích cực và khôn khéo xử lí các vấn đề diễn ra tranh chấp tại biển đông này, chúng ta ưu tiên giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, ngoại giao, tránh xung đột chiến tranh xảy ra, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, và công lí cũng như pháp luật quốc tế để giải quyết tranh chấp!

    Trả lờiXóa