Lê Mai
Bình tĩnh để nghiệm giải về cái “lòng tin chiến lược” của Nguyễn tấn Dũng tại hội nghị Shangrila là chẳng có gì mới lạ, nó chính là “chiến lược mềm của cộng sản Trung Hoa vận dụng trong tình hình mới của Thế Giới. Đặng Tiểu Bình trong lần đi “kinh lược” ở Việt Nam trước đây đã nhắc lại và thúc giục Việt Nam tuân thủ và thực thi “chiến lược mềm” nầy bằng 16 chữ vàng và 4 tốt để xây dựng “sự tin cậy lẫn nhau không thời hạn” cho quá trình xây dựng thành công Xã Hội Chủ Nghĩa, kinh qua giai đọn Tư Bản Chủ Nghĩa, cái mà Mao Trạch Đông đã gọi là “Lùi một bước để tiến hai bước”, tiến lên chủ nghĩa cộng sản (toàn Thế Giới)? (sic).
“Chiến lược cứng, hay chiến lược mềm” cũng chỉ nhằm một mục đích “Tầm Cao Chiến Lược” là xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa, và “Đại Cục” là tiến lên Chủ Nghĩa Cộng Sản. Cụm từ “16 chữ vàng, 4 tốt”; “Tầm cao chiến lược, và Đại cục”, đã đưọc các lãnh lạo cao cấp đảng của hai nước nhắc lại nhiều lần trong các dịp họp hành, hay thăm viếng. cũng như trong các văn bản, hiệp ước quang trọng song phương.
Lần ở hội nghị Shangrila, Nguyễn tấn Dũng được lệnh quan thầy, lợi dụng cơ hội và thời điểm, triễn khai cho Thế Giới, qua đại diện các nước có mặt, bằng cụm từ “lòng tin chiến lược” vốn đã phát ra từ đường lối chung của cộng sản mà Đặng Tiểu Bình là người dẫn dắt theo “chiến lược mềm” ” lùi và tiến” của Mao như đã nói trên. Mục đích thầm lặng của nó là kêu gọi các nước có xu hướng khác nhau nhưng có mục đích giống nhau hãy tin theo (chúng tôi – Việt Nam và Trung Quốc), xây dựng “tầm cao chiến lược” vì “đại cục” (chung của tất cả) để hình thành và phát triễn sự an toàn và thịnh vượng chung (bắt đầu từ Đông Nam Á). Nói cách khác, nó là 16 chữ vàng và 4 tốt của cộng sản đang loan tỏa.
Nhìn xa thêm một tí nữa, Nguyễn tấn Dũng, qua “xây dựng lòng tin chiến lược” tại Shangrila, đã mở màn chiến dịch tuyên truyền cho “chiến lược mềm” của Trung cộng mà người có sứ mạng trong giai đoạn kế tiếp Dũng là Nguyễn phú Trọng đi Thái Lan và Trương tấn Sang đi Nam Dương (Indonesia).
Tóm lại, Việt Nam và Trung Quốc chỉ là một. Đã đến lúc chúng đã lớn mạnh, nhất là Trung Quốc, không kể Cuba, Bắc Hàn, Campuchia, Lào chỉ là thứ yếu, trước sức cản trội hơn của Hoa Kỳ, nên chuyển sang từ “chiến lược cứng” qua “chiến lược mềm” để dụ khị và bành trướng từng bước một. Tuy nhiên, “đạo quân thấm lặng – chiến lược mềm”- nầy có thành công hay không là tùy vào “lòng tin có chọn lọc” của các nước khác. Chắc còn lâu lắm lắm, nếu được hiểu riêng theo hai tiếng “chiến lược” đầy bắc trắt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét