Trọng Huấn
Những năm đầu và giữa của thế kỷ 20 giai cấp tư bản trên thế giới bước vào thời kỳ tích lũy vốn và cạnh tranh, xâu xé nhau một cách khốc liệt. Ở chính quốc chúng thẳng tay bóc lột tầng lớp cần lao một cách tàn bạo. Trên phương diện quốc tế chúng phát động chiến tranh để cướp bóc của cải và tranh giành thị trường, đẩy phần đông nhân loại vào vòng bần hàn , cùng cực ( hai tiểu thuyết ” Túp lều bác Tôm ” – Mỹ ” và ” Những người khốn khổ – Pháp ) đã phản ánh rõ nét điều này và hai cuộc đại chiến thế giới cũng diễn ra trong khoảng thời gian đẫm máu và đen tối đó.
Chính trong cái đêm trường tưởng chừng như không lối thoát đó của nhân loại – Ý tưởng ” CNXH và CNCS ” của K.Max và Engels ra đời như một ánh sáng cuối đường hầm và làm đối trọng ” cứu ” nhân loại vượt qua cơn khủng hoảng.
- Đánh giá của những người theo CNCS: Như ánh mặt trời xua đi đêm tối – CNXH đã mở ra cho loài người tương lai ấm no, tự do và hạnh phúc ( Hồ Chí Minh )
- Đánh giá của những người theo CNTB : CNXH là cái quái thai của nhân loại trong thế kỷ 20 ( George H W Bush ).
Ý tưởng CNXH của K.Marx và Engels ở giai đoạn đầu thế kỷ 20 đã được những người cách mạng của các quốc gia thuộc địa lấy làm kim chỉ nam cho hành động lãnh đạo dân chúng cướp chính quyền và đã đạt được thắng lợi một thời.
Ở thời kỳ đó , họ – những người CS đã ngây thơ và biến nhân dân cũng ngây thơ tưởng rằng ngày ” thế giới đại đồng ” đang sắp đến !? Họ nói: ” CNTB đang giãy chết ”
Này này Đế quốc biết hay chăng ?
Mày đã già nua ta trẻ măng
Trái đất người ôm, ôm chẳng nổi
Trời cao ta với cả cung trăng
( Xuân Thủy viết lúc Gagarin bay vào vũ trụ )
Trong cơn say chiến thắng – họ đã không nhìn thấy – và cho đến bây giờ vẫn chưa nhìn thấy cái điểm yếu cốt tử của ” CNXH ” của K.Max và Engels – đó là TIÊU DIỆT QUYỀN SỞ HỮU TƯ NHÂN.
Ông bà chúng ta từ xa xưa đã dạy ” cha chung không ai khóc ” ! Chính vì CNXH đã tiêu diệt triệt để quyền sở hữu tư nhân nên trên con đường phát triển kinh tế các nước theo CNXH không thể nào cạnh tranh với hệ thống TBCN được và sự sụp đổ của hàng loạt các nước XHCN cuối thế kỷ 20 đã là minh chứng.
QUYỀN SỞ HỮU TƯ NHÂN là bản chất thiêng liêng và thâm căn cố đế của loài người. Nó KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI.
Những nhà lãnh đạo CS cứ loay hoay, tìm hết cách này đến cách khác, đem dân tộc và đất nước mình ra làm hết cuộc thí nghiệm này đến cuộc thí điểm khác – mà không hiểu được điều trên thì mọi cố gắng của họ trên lĩnh vực KINH TẾ chỉ là công dã tràng, mà nền KT èo uột, vá víu, vay mượn … đời sống quần chúng đi xuống, lòng tin và sự kiên nhẫn của nhân dân mất dần, nạn tham nhũng hoành hành, hố ngăn cách GIÀU – NGÈO càng sâu hoắm … thì sự tồn vong chế độ …cũng e ngại lắm thay ..
Điều oái ăm là nếu đi trái với Ý Tưởng CNXH của Marx và Engels thì đồng nghĩa với vị trí ĐỘC TÔN của họ sẽ … không còn nữa
.
Tôi đã từng tranh luận với một ” đồng chi ” là cán bộ giảng dạy trết học Marx – Lênin:
- Quy luật lịch sử tiến hóa của loài người ?
- Cộng sản nguyên thủy ( săn bắt hái lượm ) – chiếm hữu nô lệ – phong kiến – CNTB – CNXH – và cuối cùng là CNCS.
- Ai là người sinh ra CNXH và CNCS ?
- Đương nhiên là Marx và Lênin
- Vậy ai sinh ra CNTB ?
- Ờ ờ … chẳng ai cả . Tự nó sinh ra …
Vậy đấy !!!
Tôi đã đọc Lênin nói ” Tôn giáo là thuốc phiện ” ( hồi đó chưa có ma túy )
Nhưng cho đến tận ngày nay – mọi Tôn giáo vẫn trường tồn và chắc rằng sẽ mãi trường tồn !
Nhưng hệ thống CNXH đã sụp đổ … gần hết
Những người theo CNCS Việt nam.
Họ cần một sự ra đi trong danh dự – may ra thời gian vẫn kịp và LỊCH SỬ sẽ ghi nhận
Không muốn ra đi trong danh dự, bởi tiền, quyền, gái và cái "hệ tư tưởng" ngu xuẩn đã buộc chặt lãnh đạo đảng csVN vào quan thầy trung quốc rồi. Cho nên, trọng dũng hùng sang và BCHTW sẵn sàng trả giá cho sự ngoan cố của mình, dù có phải như gadaphi, xeauxexcu.
Trả lờiXóa