Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Thành lập đảng chính trị mới là rất cần thiết đối với Việt nam

 Dân ý

                    

Tầm quan trọng của việc hai ông Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận đứng lên kêu gọi thành lập đảng chính trị mới với tên gọi Đảng Dân chủ Xã hội Việt Nam!

Chưa bàn về tên gọi, vì tên gọi thực ra cũng chỉ là tên gọi mà thôi. Có một số điều cho thấy việc làm của hai vị cựu đảng viên CSVN này rất cần thiết và đúng đắn trong bối cảnh hiện tại:

1. Việt Nam đang cần một phong trào đối lập được tổ chức tốt, đại diện cho số đông nhân dân và được quốc tế ủng hộ. Các tổ chức quốc tế muốn ủng hộ phong trào Dân chủ ở Việt nam rất cần thông qua một tổ chức như vậy ngay tại Việt Nam. Họ không thể làm điều đó với đảng Việt Tân chẳng hạn, cho dù đảng này có tôn chỉ đấu tranh cho Dân chủ ở Việt nam, đơn giản vì đảng này không là đại diện cho nhân dân Việt Nam quốc nội!


2. Một số tổ chức khác đã và đang hình thành ở Việt Nam nhưng nhân sự và bề dày kinh nghiệm chưa đủ, hoặc sẽ mất phương hướng, hoặc sẽ bị dẹp bỏ mau chóng như chúng ta đã thấy (Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức...). Cần một tổ chức có trọng lượng hơn, đối với quốc tế cũng như với đảng cầm quyền hiện tại.

Rõ ràng, tại Việt nam, một tổ chức chính trị mới đủ mạnh chỉ có thể ra đời an toàn trên sự thỏa hiệp/nhượng bộ từng phần của đảng CSVN đương quyền. Điều này, về mặt bản chất là sự phân hóa hợp quy luật và mang tính chất tiến bộ của một bộ phận trong đảng cộng sản Việt Nam. Các ông Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận là hai trong số nhiều nhân sỹ trí thức, cựu quan chức chính quyền hội đủ yêu cầu về trình độ chính trị - xã hội, bề dày kinh nghiệm, uy tín để tổ chức xây dựng và đàm phán và nhất là có được "sự đồng ý bất đắc dĩ" của lãnh đạo đảng cầm quyền cho việc ra đời một tổ chức chính trị đối lập. Điều này trước đây là không tưởng, nhưng hiện tại là có thể, vì giới cầm quyền tại Việt Nam, cho dù có ngoan cố, cũng không còn nhiều khả năng tự định đoạt được xu hướng chính trị đất nước trong thời gian 5-10 năm tới: Phong trào Dân chủ trong nước đang tiến bộ từng ngày; tình trạng kinh tế không có lối thoát và thu ngân sách ngày càng suy giảm; thu nhập của nông dân giảm quá nhanh trong thời gian 2010 - 2013; việc làm và tâm trạng người lao đông đô thị, viên chức nhà nước bấp bênh; giá cả sinh hoạt phi mã trong khi kỷ cương xã hội không còn; nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc không sẵn sàng đỏ tiền vào cứu vớt kinh tế Việt Nam v.v... Đây là những áp lực rất lớn buộc lãnh đạo Hà Nội phải xem xét nghiêm túc và đưa ra một quyết định sáng suốt. Tôi cho rằng chấp nhận chia sẻ một phần quyền lực để đổi lấy một cú quay đầu ngoạn mục kinh tế là lựa chọn khôn ngoan, chắc chắn các lãnh đạo Hà Nội không bỏ qua!

3. Đảng Dân chủ Xã hội (theo như cách gọi của ông Hồ Ngọc Nhuận) nếu được thành lập, sẽ có thành phần tương đối đông đảo: Phần nhiều trong số họ là các cự đảng viên CSVN, và các quan chức chính quyên đương nhiệm hay nghỉ hưu, không phải là đảng viên CSVN. Ngoài ra, nó có thể thu hút thêm lực lương thanh niên, trung niên dưới 40 tuổi ở các đô thị lớn và các đô thị cấp tỉnh. Tôi cho rằng, nếu đề ra được cương lĩnh đúng đắn và có phương pháp tổ chức, hoạt động khoa học văn minh, khác xa với những gì đảng CSVN thể hiên trong hơn 80 năm qua, thì đảng Dân chủ Xã hội (chuẩn bị thành lâp!) sẽ có vị trí và vai trò lịch sử thậm chí là rất to lơn trong thời gian tới. 

1 nhận xét:

  1. Sao sạo chó dữ vậy ta. Nhân dân chỉ cần cơm no áo ấm. ĐCS đang làm được điều này. Bọn bây chỉ là bọn cơ hội đại diện cho vài phần tử phản động mà dám nói đại diện nhân dân à bọn hoang tưởng

    Trả lờiXóa