Thanh Anh
Lễ Giáng sinh đã từ lâu là một mùa lễ mang tính quốc tế, không còn đặc thù mang tính tôn giáo. Dĩ nhiên người đối với người theo Christian thì vẫn nặng hơn tính tôn giáo trong mùa lễ này. Thông điệp của mùa Giáng sinh là bình an, yêu thương và hy vọng (Bình an dưới thế cho người thiện tâm). Được “đắm” trong bầu không khí này thì người ta mới có khả năng cảm nhận và cố sống tốt theo tinh thần của thông điệp đó. Các trường học quốc tế ở Hà Nội này họ cũng tổ chức những hoạt động cho các em trong không khí festive này. Thế nhưng ở ta, thời gian này các em học sinh là vào mùa thì học kỳ. Rất thường xuyên lịch thì của các em được ấn định đúng vào các ngày 24, 25 tháng 12, vv. Tôi cho rằng đây là thái độ rất cố chấp của những người làm quản lý giáo dục, hằn học với tôn giáo. Làm như vậy là bỏ qua một cơ hội giáo dục và hoà nhập cho các em. Ở Cu Ba, nặng nề maxist như vậy, mà đã nhiều năm nay ngày 25/12 đã là ngày nghĩ lễ Noel chính thức của cả nước do thời Fidel Castro.
Biết khi nào các em học sinh ở ta cũng được mừng Noel như nhiều bạn bè nhiều nơi trên thế giới. Việt Nam hay nói “muốn làm bạn với thế giới” mà.
Đề án cải cách giáo dục đến năm 2020 vừa VN thông qua, làm vị bộ trưởng rất hí hửng trên báo chí. Thế nhưng cách đây mấy hôm giáo sư Nguyễn Đăng Hưng (Bỉ) nhận xét đó chỉ là một đề án trên giấy, vì không thể cải cách hệ thống giáo dục hiện nay với những con người hiện tại trong hệ thống đó. Đó chỉ là bình cũ rượu mới. Đúng vậy, cứ nhìn vào nhiều cán bộ quản lý nhà trường và nhiều giáo viên hiện nay, đến vào cái thay đổi nhỏ nhỏ ở cấp trường, lớp mà còn bảo thủ không dám làm, thi nói chi đến cải cách hệ thống giáo dục. GS Hoàng Tuỵ cũng nói, thách thức lớn nhất là lực lượng 2 triệu giáo viên (tính luôn các hiệu trưởng, phó nữa) làm thế nào mà họ thay được cái đầu đây.
Trở lại với thông điệp mùa giáng sinh, dù thấy thất vọng với thái độ của ngành giáo dục mình đối với giáng sinh, tôi vẫn nhìn thấy hy vọng và tình thương. Năm nào cũng vậy, tầm dịp này đều hay nhận được những email của các đồng nghiệp dù cùng hay ngoài cơ quan, kêu gọi anh chị em tiếp tay cho những chuyến đi tự nguyện để mang mùa đông ấm áp cho bà con và trẻ em nghèo (quần áo ấm, lương thực, đồ dùngvv) ở những vùng xâu xa như Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng… Trong Nam, tôi cũng thấy rộn ràng những chuyến đi như thế đến với bà con dân tộc S’tiêng, Ê đê, vv ở những vùng cao nguyên, những chuyến thăm các trại cùi, trẻ mồ côi, nhà dưỡng lão của nhiều nhóm bạn trẻ.
Bất chấp những định kiến, hằn học, ghét hoà bình, ưa bạo lực, xã hội ta vẫn còn đó tình thương, lòng người, yêu thương và hy vọng như một dòng chảy mạnh mẽ, âm thầm xuyên qua cuộc sống này.
“Bình an dưới thế cho người thiện tâm…”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét