Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Miệng Lưởi Việt Cộng !

Nguyễn Trương
               



Gửi ông Huỳnh Tấn tác giả bài báo: CPJ bảo vệ, tiếp tay cho cái xấu ( http://www.nhandan.com.vn tiep-tay-cho-cai-xau.html


Tôi cố gắng đọc hết bài báo của ông để phản biện nhưng không thể vì có cảm giác giống như phải húp cho xong một bát canh chế theo công thức nước lã + mì chính + các loại sạn đá sỏi, sắt thép. Thôi thì tôi chỉ nói về những cái tôi đã đọc.

Đã như một thông lệ trong báo chí lề phải, khi ai nói cái gì không hợp ý ta là y rằng ta giãy lên như “đỉa phải vôi” với những từ ngữ chua ngoa, nào là “vu cáo xuyên tạc”, “đổi trắng thay đen”, “gắn cho nhãn mác”, “cái gọi là CPJ”, “thủ đoạn không mới”, “đánh giá sai lệch”, nào là “tuyên truyền kích động chống phá”, “thế lực thù địch”, “mưu toan”… Những từ đại loại như thế nhiều không kể xiết, có khi một từ được sử dụng nhiều lần. Truớc khi chửi bới người ta như thế, ông hãy xem lại mình và tự hỏi: người ta nói có đúng không? Vì những người khôn và có học thường làm như vậy, phải không ông? Đằng này ông đánh phủ đàu đối phương, dùng thủ pháp “hai chọi một” làm cho đối phương không mở mồm ra được nữa mà dân gian vẫn gọi là “cả vú lấp miệng em”. Theo tôi ông hãy tự hỏi CPJ là gì trên thế giới này? Bao nhiêu nước tôn trọng và ca ngợi? Những nước ấy có tiên tiến không? Bao nhiêu nước chửi bới? Những nước ấy có hủ bại không? Phán quyết, xếp hạng của tổ chức này có đáng một đồng xu gỉ không? và những phản ứng của ông có làm thay đổi được sự thật không? Sau tất cả cá trả lời của ông, hãy hỏi thêm một câu cuối; Thế thì có gì ta phải nổi đóa lên như thế?



Ông còn đưa ra tiêu chuẩn về nhà báo ở VN. Vâng ông nói đúng đấy! Ở VN chỉ những người như ông mới được gọi là nhà báo. Những người phải làm trong hơn 700 tờ báo do Đảng lãnh đạo và chỉ đường, mỗi tháng giao ban báo chí một lần, quán triệt những gì được nói, những gì không, xử lý những sai phạm trong tháng… nghìa là phải nói lời của Đảng. Và để được danh hiệu “nhà báo”, người viết dù viết nhiều viết hay, dù đã nổi tiếng, đều phải được cấp thẻ nhà báo và ở trong Hội nhà báo cách mạng VN mới được gọi là nhà báo. Danh hiệu nhà văn cũng như thế. Cho nên, không có gì lạ, để đạt được những danh hiệu này, đôi khi các nhà báo, nhà văn phải hy sinh đi những cái quý giá của đời mình. Một số người không chịu nổi đã tự “tháo vòng kim cô” và trở thành “nhà báo tự do”. Những người trẻ tuổi khác thấy rõ cuộc sống của đàn anh nên đứng ngoài để được bàn thế sự theo chính kiến. Đương nhiên, những nhà báo này không được nhà nước công nhận. Đổi lại họ được công chúng công nhận. Theo tiêu chí này, những nhà văn như Vũ Trọng Phụng và nhà báo như Nguyễn Văn Vĩng nếu sống ở đời nay thì còn lâu mới được mang danh nhà văn hay nhà báo!

Tiêu chí của báo chí ta là phục vụ nhân dân, nhưng phục vụ kiểu nào khi không có người đọc?

Đặc trưng của tác phẩm báo chí là sự thật, sự kiện phải mới và tiêu biểu. Có lẽ nói điều này với ông cũng bằng thừa vì ông đã thuộc lòng và còn dạy người khác. Nhưng là để dạy, để tuyên truyền thôi chứ ông không làm! Trong bài của ông từ ngôn từ đến sự kiện đều cũ mèn. Có thể nói ông viết hay người máy viết cũng được. Hình như cô Đoan Trang có bài “Viết hộ báo QĐND” tôi đọc mà cứ cười suốt đêm. Những tác phẩm như thế, bạn đọc chúng tôi không mất thời gian đâu ông, dù ông và tòa soàn có tốn đên bao nhiêu tiền của và sức lực.
Còn nhiều điều muốn nói nữa nhưng nếu theo hết được những gì ông đưa ra, tôi e bạn đọc lại xếp tôi với ông cùng một giuộc.

 Thân chào ông!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét