Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

MỘT PHƯƠNG THỨC BIỂU TÌNH

Nguyễn Nhơn
            


Sau Hiệp định Paris 1973, những tưởng Bắc phương ngưng lại hành động đánh phá, chánh quyền Miền Nam lo tiến hành cải tiến công việc điều hành bộ máy công quyền bằng danh xưng phấn khởi là “ Cách mạng Hành chánh,” nhằm hai mục đích:

Một là cải tổ cơ cấu, tổ chức chánh quyền từ Trung ương cho đến Địa phương để họat động hữu hiệu hơn.

Hai là cải thiện tinh thần làm việc của công chức bằng chương trình “cán bộ hóa” người công chức, nghĩa làm việc trong tinh thần phục vụ dân chúng chớ chẳng phải hành nghề chuyên môn bàn giấy, sáng vác ô đi, tối vác về.

Hồi đó, luật lệ cấm công chức đình công. Nhưng quan niệm rằng:


Người công chức trước hết là một công dân nên vẫn phải có ý thức về chánh trị. Cho nên luật không cấm, ngày nghỉ, công chức đi biểu tình biểu dương ý chí.

Vì vậy Trung Tâm Cán Bộ Hóa công chức Vũng Tàu mở mục huấn luyện Biểu Dương Lực Lượng hay biểu tình thì cũng vậy.

Binh thư Tôn Tử dạy rằng: Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng. Biết rằng phía chống biểu tình áp dụng kỷ thuật cổ điển là: Chia cắt, phân tán đám đông thành nhóm nhỏ để hoặc bắt bớ hoặc giải tán. Bài học chống lại kỷ thuật phân tán đơn giản như vầy:

Người công chức đơn lẽ chỉ là một công dân. Khi tham dự biều tình, chung lưng, đâu cật với đám đông quần chúng là biểu tình viên. Nhưng khi đứng vào đội hình xung trận thì trở thành đích thật là một “ chiến sĩ.” Chiến sĩ xung trận phải tuân theo kỷ luật chặc chẻ.

Lúc bấy giờ, anh là chiến sĩ C, đứng giữa. Bên phải là chiến hữu A, bên trái là chiến hữu B, trước mặt là D, sau lưng là E.

Người ta thường nói, sát cánh chiến đấu. Ở đây còn làm hơn thế: Ràng buộc, liên kết nhau thành xâu chuổi bất phân ly. Chiến sĩ C câu khuỷu tay mặt vào khuỷu tay trái bạn A, khuỷu tay trái vào khuỷu tay mặt bạn B. Như vậy bộ tam thành một chuổi với hai khoen bằng xương, bằng thịt sinh động. Và hàng người cứ theo cách ấy kết thành xâu chuổi, dài ngắn tùy theo địa thế.

Bây giờ là rập ràng tiến tới theo đội hình hàng dọc. Bọn công an “ chỉ biết còn đảng, còn mình” ắt là không tìm đâu được kẻ hở để xông vô chia cắt. Đánh mặt đối mặt cũng vô phương, bởi vì triệt hạ hàng đầu thì hàng sau rùng rùng tiến lên, nhịp độ đúng là sóng vươn cuồn cuộn. Nếu bọn chống biểu tình đương cự là bị các lượn sóng người vùi vập, cuốn trôi. Chỉ còn nước điều động lực lượng đánh vào cạnh sườn đoàn biểu tình để chia cắt. Khối biểu tình tức thì xoay ngang. Bây giờ C ở giữa, bên phải là E, bên trái D, lập tức kết chuổi và hàng người đều làm như vậy.

Lần nầy bọn chống biểu tình lâm nguy hơn vì chúng lọt vào trận “trường xà”. Hễ chúng đánh đàng đầu thì đuôi quăng lên bao vây. Hễ đánh đuôi thì đầu quanh lại. Đánh vào giữa là lâm vào tử lộ: Đầu, đuôi vây lại là đơn vi chống biểu tình lọt thỏm vô giữa, chỉ còn nước đầu hàng hoặc liều mạng... nỗ súng. Vậy là tochuyện!

Triển vọng Hoa Lài, Mùa Xuân Ả Rập thấp thoáng đâu đây!

Bây giờ, bàn thêm chút về vấn đề “ rút lui.” Trong quân sự, “chiến thuật lui binh” là bài học khó nhá mà lại càng khó thực hiện. Tấm gương tày liếp về rút bỏ Quân Đoàn 2 hồi 1975 đưa tới sụp đổ Miền Nam vẫn còn lồ lộ. Cho nên câu trả lời về kế hoạch rút lui miển cưởng minh giải như vầy: Thế trận liên kết thành xâu chuổi cũng tương tự như thế trận “ dựa sông chiến đấu “, chỉ tiến chớ không có đường lùi, bởi vì quay lưng chạy là đưa lưng cho chúng khệnh! Nhưng như vậy không phải là liều mạng mà là tìm đường sống trong thế chết. Thiệt tình là tôi chỉ nghĩ được đến như vậy thôi!

LỜI KẾT

Thế hệ già ưa nhắc truyền thống Diên Hồng. Giới trẻ trong nước, trước đây, ít biết sự kiện lịch sử, Hội Nghị Diên Hồng.

Ngày nay, với sự phổ biến trang mạng điện tử, giới trẻ đã hiểu rõ truyền thống “Đoàn kết chống Xâm lăng” của tổ tiên.

Đứng trước vận nước nổi trôi, là con dân nước Việt, ai cũng có bổn phận lo toan:

Bên ngoài, giặc Tàu lẫy lừng uy hiếp. Bên trong, đảng cọng sản chỉ biết kết bè, kết cánh lo thu vét. Xã hội nhiễu nhương như chưa từng có trong trang sử Việt.

Ngày nay, giới trẻ đã thức tỉnh. Chỉ còn quả quyết dấn thân tranh đấu vì Đại nghĩa Dân tộc là xốc tới. Xin nhắc lại đây tinh thần lẫm liệt Diên Hồng:

QUYẾT CHIẾN và HY SINH

Nguyễn Nhơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét