Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

NGUỒN GỐC CỦA “BỆNH KIÊU NGẠO CỘNG SẢN” NẾU QUẢ CÓ THẾ !

Võ Thanh Hưng
           

                      "Đảng là đạo đức là văn minh" - bệnh kiêu ngạo?

Chắc hẳn nguồn gốc này là từ tư tưởng của Các Mác mà ra. Bởi trong tác phẩm “Cương lĩnh Gotha” của mình, Mác mô tả xã hội lý tưởng tương lai mà loài người sẽ đạt đến bằng CNCS là xã hội không còn giai cấp, không còn phân công lao động giả tạo và bó buộc, mọi người đều tự nguyện làm việc. Do vậy sẽ làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Xã hội không còn thị trường, không còn tiền tệ, không còn nạn người bóc lột người vì không còn tư hữu. Tất cả đều vô sản như nhau nên hoàn toàn bình đẳng. Mọi người sẽ hợp tác lao động theo sự thỏa thuận tự phát, hoàn toàn tự do. Người công nhân buổi sáng có thể đi câu, buổi chiều có thể làm việc, không còn ai làm chủ, không còn ai ràng buộc ai. Vì ai cũng hăng hái nên sản phẩm tuông ra như nước, lao động là để làm người, không phải để làm thuê nhằm để song. Nói chung chỉ có xã hội như thế mà loài người hoàn toàn được giải phóng, giai cấp công nhân được giải phóng, vì không còn nhà nước, không còn chính quyền, vì không còn giới thống trị tức giai cấp thống trị trong lịch sử. Mác coi luật pháp chỉ là công cụ thống trị của giai cấp thống trị. Bởi vậy trong xã hội giải phóng đó cũng không cần phải dùng tới luật pháp nữa ! Nhưng không phải ai cũng tự nguyện tới đó, nhất là giai cấp phản động, bởi vậy phải dùng chuyên chính giai cấp vô sản mới đi tới tận cùng xã hội cộng sản lý tưởng như thế !


Thật là đọc xong người ta phải ngỡ ngàng, y như trong một giấc mơ ! Nhưng ở nước ta, vì phần lớn là nông dân, nên khi được tuyên truyền về xã hội CS trong tương lai như thế, các lớp người CS đầu tiên đều mê tít, đều coi đó là sức mạng cao cả mà họ phải thực hiện. Đó chính là nguồn gốc của bệnh kiêu ngạo CS mà nhiều người chỉ ra. Vả lại bởi Mác tuyên bố chuyên chính, tức những người CS là người nắm chân lý và nắm quyền cai quản, lãnh đạo cách mạng xã hội, họ cảm thấy mình là cao cả hơn người khác, mình là quyền lực hơn người khác, mình là người có mang sứ mạng thiêng liêng mà người khác không có, đó cũng là yếu tố thứ hai của bệnh kiêu ngạo CS.

Tuy nhiên, bệnh kiêu ngạo thông thường là bệnh tự hào về cái gì người ta có hơn người khác. Vì dụ người ta kiêu ngạo vì giàu có, vì hiểu biết, vì tài năng, vì quyền hành, vì đức hạnh chẳng hạn.

Nhưng người CS thì lại không có gì trong bản thân họ cả, vì họ là người vô sản. Nên cái kiêu ngạo của họ thật sự chỉ là vay mượn từ lý thuyết Mác mà không phải vốn tự có trời cho hay do thủ đắc tự mình vì lý do nào cả.

Có điều là lúc đầu, người ta đều cho chủ nghĩa Mác là chân lý vô địch, là đỉnh cao của trí tuệ loài người, là lý tưởng giải phóng nhân loại, nên mọi sự kiêu ngạo giả tạo là bắt nguồn từ đó.

Ngày nay qua thực tế lịch sử chứng minh cụ thể, qua mọi bước phát triển của nhân loại từ khi chủ nghĩa Mác xuất hiện tới nay, tất cả đều cho thấy học thuyết Mác như nói trên là hoàn toàn không có căn cứ khoa học hoặc thực tế. Nó chỉ là sự tưởng tượng chủ quan của Mác, sự mơ mộng huyễn hoặc của con người ẩu tả, nghiên cứu chưa kỹ mà đã phát ngôn lêch lạc, khiến cho nhiều người nhầm lẫn, bởi vậy mọi sự kiêu ngạo CS ngày nay đều không có lý do gì để tồn tại nữa.

Thật ra, Mác là người học triết học chưa thông, sự hiểu biết kinh tế xã hội còn rất nghèo nàn, sự hiểu biết khoa học các ngành hãy còn nhiều thiếu sót. Do vậy quan niệm duy vật, quan niệm biện chứng, quan niệm chính trị chỉ toàn là vay mượn của người khác mà không thật sự là kết quả tư duy gì của chính Mác cả. Một người có thể già đời mới đủ chin chắn nếu ra một học thuyết. Đằng này Mác chỉ mới ngoài ba mươi tuổi mà đã kiêu mạn đưa ra một học thuyết ngày nay rõ ràng là là hết sức nông cạn, thiếu sót, nguy hiểm nhiều mặt và không giống ai. Đó chính là bệnh kiêu ngạo hay bất cẩn, cẩu thả của Mác đã làm hại chính ông về mặt tư tưởng, mặt khoa học, mặt thực tế. Nhưng cũng chính sự kiêu ngạo của bản thân ông ta đã là cội nguồn của mọi sự kiêu ngạo CS của những người CS sau này với biết bao hệ lụy của nó khiến cho bao nhiêu người đều hoàn toàn phiến trách như bài trên đã nói. Nên nói chung lại, sự kiêu ngạo CS chẳng qua là mặc cảm bù trù. Mặc cảm bù trừ này đã có ngay từ trong lòng Mác như là cách gì đó trả thù xã hội bằng hình thức cứu vớt xã hội mà ông ta chế ra. Còn những người CS theo ông lại cũng rơi vào chỗ yếu là mặc cảm giai cấp, thế là phải tỏ ra quyền hành, tỏ ra kênh kiệu để bù lại. Kết quả đã gây ra nhiều bất công cho xã hội từ Tây sang Đông mà từ cổ chí kìm chưa hề bao giờ có cả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét