Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

TRONG THẾ GIỚI VĂN MINH NGÀY NAY MỌI THAM VỌNG ĐẾ QUỐC NGÀY XƯA CHỈ CÀNG TỎ RA HOÀN TOÀN PHI LÝ VÀ CẦN PHẢI CÁO CHUNG.

Vũ Hợp Lân
                   

Đế quốc ở đây là nói theo nghĩa đế quốc Trung Hoa ngày xưa, đế quốc Mông cổ, đế quốc La Mã, đế quốc Sa hoàng, hay thậm chí như kiểu đế quốc Đức, Ý, Nhật trong thời đệ nhị thế chiến. Đế quốc có nghĩa là có một nước chính quốc làm trung tâm, và chung quanh là các nước chư hầu, vệ tinh quay quanh nó. Thời Liên Xô trước đây, tuy là nói khối XHCN, khối cách mạng, đồng chí, anh em. Nhưng thật ra Tổng bí thư đảng CS Liên Xô là bao trùm tất cả. Nó giống như một lãnh tụ tối cao, một ông vua bao trùm hết các xứ đàng em. Bởi vì mọi chủ trương chính sách đều từ Bô Chính trị chung quanh Tổng bí thư đó ban ra và quyết định lên tất cả mọi nước chung trong toàn khối đó. Trong thời Liên Xô, chỉ có duy một Titô của Nam tư là có ý một phần độc lập, nhưng cũng bị bao vây và trừng phạt mọi mặt. Giờ không còn LX nữa nhưng hầu như TQ vẫn muốn theo kiểu chính sách như ngày xưa đó. Thay vì là đế quốc Trung hoa ngày xưa thì bây giờ là tham vọng kiểu đế quốc kiểu mới thế thôi. Cho nên những nước nhỏ yếu chung quanh TQ mà không cảnh giác hay muốn nhận xu thế chư hầu thì khó mà tránh khỏi. Khuynh hướng quyền lực của con người là khuynh hướng muôn thuở nếu như nó được hỗ trợ hay được xây dựng trên nền tảng chính trị kiểu toàn trị, độc tài. Bởi vì khi toàn xã hội đã vào trong kết cấu của mạng lưới tổ chức chất chẽ giữa con người và con người rồi, thì nó cũng chẳng khác gì mẻ lưới cá, kẻ nào cầm tao lưới thì thao túng được toàn thể xã hội. Mối quan hệ giữa nước đế quốc và các nước chư hầu cũng kiểu chữ như thế.



Nhưng còn Mỹ thì sao ? Từ ngữ kêu là “đế quốc” Mỹ, thực chất là nói theo ngôn ngữ của học thuyết Mác và Lênin, tức cứ theo nguyên tắc lý luận để coi đế quốc là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản ! Con thực tế, sau thế chiến thứ hai, Mỹ vẫn chỉ là một nước tư bản mạnh, nhưng hoàn toàn bình đẳng và độc lập trong giao thương kinh tế với mọi nước tư bản khác. Bởi Mỹ là một nước một mình một cõi từ xưa nay, không cần tham vọng liên quan gì đến biên giới của các nước khác. Trong khi đó Châu Âu ngày nay lại biến thành một Cộng đồng chung, tức trong đó mọi nước thành viên đều bỉnh đẳng, nên đây cũng là điều tốt cho xã hội con người. Nên tóm lại, chỉ có các nước theo thể chế dân chủ tự do, theo mô thức cộng hòa, mới có thể đạt được một xã hội nhân văn phát triển và bình đẳng. Nó hoàn toàn không giống với mọi nhà nước toàn trị độc tài, bởi vì quyền lực xã hội trong các nước đó không có, mà chỉ là quyền lực nắm trọn trong tay của các tập đoàn nắm quyền chuyên nghiệp, cứng nhắc, nhân danh ý thức hệ, hay nhân danh một đảng phái, hay một mục đích giả tạo nào đó, mà toàn thể dân chúng đều không được quyền gì để quyết định. Nước Nga ngày nay của Putin dường như còn hoài bão hay nuối tiếc một thời kỳ vàng son của nhóm thiểu số nắm quyền rộng lớn như thời Sa hoàng hay thời Liên xô cũ trước kia.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét