VINH PHÚ THỌ
Cái việc đại biểu QH trốn họp đi tư tác ( công tác thì mặc nhiên có phép rồi ) hay bấm hộ là chuyện thường ngày, không sửa được đâu. Vốn cái nước mình nó thế. Tuy nhiên sẳn có bàn phím thì cũng xin “ tám “ đôi điều.
Ai cũng hiểu rằng cái thể chế chính trị nó quyết định cái tổ chức Nhà nước. Do đó Tổ chức Nhà nước ở VN là độc nhất vô nhị vì hổng giống ai ( duy có giống một nơi là ông Thầy vĩ đại ).
Trên thế giới này hiện có hai loại tổ chức chủ yếu về Nhà nước. Cách tổ chức này xưa kia chỉ là lối đi mòn nhưng thiên hạ đã đi lại nhều thế kỷ nên nay đã thành đại lộ rồi.
Cách thứ nhất là chế độ Tổng Thống. Cái này đã thực hiện ở nước Mỹ hơn hai thế kỷ rồi. Có nhiều nước bắt chước nhưng không thành công lắm. Thí dụ diển hình là nước VNCH của Ông Ngô Đình Diệm đã sao chép lại hình thức này nhưng thất bại. Tuy nhiên đây là trường hợp đặc thù . Thất bại là do tác động từ bên ngoài chứ không do mâu thuận của sự vận động bên trong của nó.Và tác phong lãnh đạo của người đứng đầu nhà nước là TT Diệm vẫn còn rất phong kiến.Tóm lại là học mà không thuộc bài. Gần đây quanh ta cũng có nước theo hình thức chế độ này. Philipines chỉ giống có cái vỏ thôi còn ruột không giống , Indonesia thì cũng đang thử nghiệm. Thể chế này có đặc điểm là ba quyền lực đại diện độc lập với nhau : Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Trong đó Tổng Thống và Quốc Hội dều do dân bầu riêng rẽ. Do đó có quy định là Đại biểu Quốc Hội nhất thiết không được kiêm nhiệm bên Chính phủ và ngược lại. Tư pháp cũng thế. Người ta gọi đó là Tam quyền phân lập . Ở ta lúc chuẩn bị sửa đổi HP năm 2013 có nhiều kiến nghị VN nên đi theo thể chế này nhưng số phận của các kiến nghị sau này tìm thấy trong sọt rác của QH.
Cách thứ hai là chế độ nghị viện ( còn gọi là Đại Nghị ). Nước Anh là nước sáng tác ra loại hình này, manh nha từ TK 13 và tồn tại và phát triễn cho đến ngày nay. Nước ANH có hai học trò giỏi là Nhật Bản và Ấn Độ. Các nước Bắc Âu cũng theo thể chế này. Chế độ này quy định người đứng dầu Chính phủ là Thủ Tướng và các Bộ Trưởng nhất thết phải là Nghị sĩ Quốc Hội. Đảng nào chiếm đa số trong QH thì được đề cử người của mình làm Thủ Tướng và thành lập chính phủ.
Nước Pháp thì chọn giải pháp trung dung ; chế độ Tổng thống lai Đại nghị , bắt dầu từ 1958 với TT De Gaulle dến nay. Ông Putin ở nước Nga cũng bắt chước xây dựng thể chế kiểu này nhưng thành công còn là dấu hỏi.
Túm lại , là dù cho theo thể chế nào thì Quốc Hội cũng do dân bầu trong một cuộc phổ thông đầu phiều . Quốc Hội đại diện cho nhân dân, được nhân dân giao quyền lực tối cao về mặt Nhà nước. Xem thế thì Đại Biểu QH hành xử quyền lực rất lớn. ĐBQH đi họp là để bàn chuyện quốc gia đại sự chứ không phải là cán bộ đi họp giao ban hay sinh viên dự giờ mà bị đòi phải bị điểm danh ì xèo như ở QH nước ta.
Dân nước người ta đòi hỏi ở ĐB của họ phải hành xử đúng mực quyền lực Nhà nước để làm luật có lợi cho dân , bảo vệ mạnh mẽ chủ quyền quốc gia , quyền lợi của cộng dồng cử tri và cà nhân từng cử tri. Làm được điều đó thì họ bầu chứ còn vắng mặt nhiều hay ít thì sức mô mà quản cho nổi. Cho nên mới có việc ông Boehner, Chủ Tịch Hạ Nghị Viện là người đệ nhất lười bỏ phiếu mà họ vẫn bầu vào QH mới để làm Chủ Tịch QH một nhiệm ký nữa. Chẳng qua là cái ông Boehner này lãnh đạo QH rất hiệu quả theo yêu cầu của Đảng Cộng Hòa, đã nhiều lần bắt ông TT Ô BÁ MÀ phải mướt mồ hôi để chữa cháy cho tòa nhà Chính phủ.
Dân VN luôn luôn mong muốn có một QH manh mẽ, quyết dược những vần đề đại sự của dất nước như : giữ vững chủ quyền biển đảo, mạnh dạn bài trừ tham nhũng, vô hiệu hóa bọn cường hào mới , bào vệ môi trường trước sự biến đổi khí hậu hơn là bảo vệ túi tiền các ông lớn v.v…nhưng xem ra sự hi vọng đó quá “ viễn vông “. Nhìn ĐBQH ta thì biết : phát biểu theo kịch bản, bấm nút theo chỉ đạo…thì đến đời nào mới trở thành một Đại biểu đúng theo nghĩa đen. Bởi vì nhìn kỹ lại thì mới thấy Họ 99% đều là công chức của chế độ. Có họp đủ 100% không ai vắng cả thì cũng thế mà thôi.
Rốt cục đành thở dài tự an ủi : cái nước mình nó thế !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét