Tiến sĩ nguyễn phương mai
Một lần xem bộ phim Sự Im Lặng Của Bầy Cừu, nhân vật chính đã kể câu chuyện thế này: Một đêm tối cô ấy ngủ trong phòng thì nghe những tiếng kêu rất rùng rợn, cô ấy ra khỏi phòng và đi về hướng nhà kho ngoài vườn, nơi phát ra tiếng kêu. quan khe cửa cô thấy một hình ảnh khủng khiếp, đó là người ta đang cắt cổ những con cừu. chỉ những con bị cắt cổ mới phát ra âm thanh đó, những con khac thì im lặng.
Chợt người thợ mổ có việc ra ngoài, cô đã lẻn vào mở rộng cửa để giải phóng đàn cừu, giúp chúng tự do. nhưng lạ lùng thay chúng cứ đứng đấy và im lặng, cô xua chúng đi nhưng chúng cứ đứng ì đấy và nhìn cô với đôi mắt trong sáng và ngơ ngác. Có âm thanh người thợ quay về, cô chạy đến giữa đàn cừu và chọn một con nhỏ nhất, bế lên và mang nó chạy trốn. nhưng cuối cùng cô vẫn bị những người khác đuổi theo và tìm được. con cừu quá nặng khi cô phải bế nó, sẽ chẳng chạy được bao xa khi nó không muốn chạy cùng cô. và cuối cùng thì cái con cừu ấy cũng bị xẻ thịt như những con khác.
nếu những con cừu sống thành đàn trong tự nhiên, mọi thứ tuân theo quy luật của thiên nhiên thì cứ để chúng là chúng, khi đó khôg cần ai chỉ dạy thì chúng cũng bỏ chạy khi thấy nguy hiểm. Nhưng sẽ như thế nào nếu có kẻ mang chúng bỏ vào chuồng, nuôi chúng để ngày nào đó mang ra xẻ thịt? vậy ta cứ đứng đó nhìn mà không làm gì? trong khi ta cũng chính là một con cừu trong đàn cừu ấy. Vẫn cứ nhìn mọi thứ bằng cặp mắt trong suốt sao? sẽ chẳng có gì cải thiện nếu ta không tác động vào môi trường sống - một môi trường sống đang lao xuống vực thẳm. có những giai đoạn ta phải cố gắng thúc đẩy mọi thứ tiến lên, vì nếu không làm thế chúng ta sẽ chết, mà chết rồi thì chẳng còn gì để tự đi tìm chính mình cả. chỉ sau khi có một hoàn cảnh sống bền vững thì mới có thời gian để hòa cùng thiên nhiên và vũ trụ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét