Nguyễn Hợp Lân
Hai trường đại học có uy tín tại Mỹ - Đại học Chicago và Đại học Pennsylvania - đã lần lượt ra tuyên bố ngưng hợp tác và đóng cửa Viện Khổng Tử, cơ quan giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc. Cùng thời điểm này, tại Canada, Ban điều hành hệ thống trường học thành phố Toronto cũng đưa ra quyết định tương tự.
Các quyết định này được công bố ngay tại thời điểm Trung Quốc rầm rộ kỷ niệm 10 năm thành lập và mở rộng Viện Khổng Tử trên toàn cầu.
Vi phạm tự do học thuật :
Bản thân chính quyền Bắc Kinh không che giấu tham vọng gây ảnh hưởng qua Viện Khổng Tử. Năm 2009, chính ông Lý Trường Xuân, nguyên cục trưởng Cục Tuyên truyền trung ương Trung Quốc, đã chính thức thừa nhận các Viện Khổng Tử là một phần quan trọng trong chiến lược tuyên truyền ngoài nước của Chính phủ Trung Quốc.
Điều bất ổn nhất trong các văn bản ký kết hợp tác giữa Viện Khổng Tử Trung Quốc và các trường đại học Mỹ là những điều khoản cho phép ban điều hành Viện Khổng Tử toàn quyền tuyển dụng và kiểm soát nhân sự giảng dạy của viện, lựa chọn chương trình giảng dạy và hạn chế các đề tài tranh luận trong giảng đường theo các quy chuẩn của Chính phủ Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn tờ The Wall Street Journal, ông Henry Reichman, phó chủ tịch Hiệp hội Giáo sư đại học Mỹ, cho biết: “Tôi tin rằng Chicago và Pennsylvania không phải là hai đại học duy nhất nhận ra rằng hợp tác với một viện như kiểu Viện Khổng Tử là hoàn toàn không đáng!”.
Văn Hoá Chú Chệt
Từ 2004, dưới thời Hồ Cẩm Đào, cho đến 2014 thì TC đả dựng lên 400 viện Khổng Tử, nghĩa là trung bình 40 viện một năm, đi theo mô hình Goethe-Institut (Đức) và Alliance Française (Pháp). Alliance Française bắt đầu từ 1883, đên nay thì có hơn 800 viên. So viện Khổng Tử thì TC đã làm trong 10 năm một phần nữa Pháp đã làm trong 131 năm.
Điều khác biêt là viện Alliance Française là tình nguyện, không lợi nhuận, không nằm ở đại học, không dính dáng đến ngoại giao, ngoài cung cấp thông tin về địa chỉ của sứ quán Pháp ở các nước cho thành viên. đây là một tổ chức hoàn toàn dân sự, không có dính dáng đến Chánh phủ.
Trái lại viên Khổng Tử rỏ ràng là bàn tay lông lá của bộ chính trị TC, mua bạn, mua "ủng hộ viên" trên lãnh vực ngoại giao quốc tế. Nguy cơ áp lực văn hóa là tình trạng đánh đồng 3 khái niệm khác nhau (Đảng, Nhà nước, xã hội dân sự).
Nhiều khi nhìn "Chú ba" cục mịt cũng ghét nhưng cũng thấy "vô duyên": "muốn được yêu chuộng nhưng chả ai yêu, xèo tiền ra cho thì người ta lấy bỏ túi xài cho đã, xong quay lưng lại chửi "trưởng giả mới học làm sang".
Chính những cái trò hề này sẽ phá văn hóa Việt, vì văn hóa sẽ càng ngày càng bị xem là một hàng hóa thị trường, mất nghĩa sâu của nó là tư tưởng đạo đức con người.
Phần người dân Việt đã bị ảnh hưởng 1000 năm đô hộ của 3 Tàu thì... khó mà hiểu được, phân biệt được những gì của cha ông ta để lại là vì ảnh hưởng " văn hóa "chú chệt! Đáng tiếc thay!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét