Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

"Cũng tại người dân ngu quá lợn, Cho nên quân nó dễ làm quan".

Quang Minh

                  

Bất luận một thể chế nào cũng có nhà nước và công dân. Mối quan hệ nhà nước và công dân cho ta định nghĩa nước đó là dân chủ hay độc tài. Nhân loại đã trải qua bao cuộc bể dâu chỉ vì muốn thay đổi mối quan hệ đó từ nô lệ rồi phong kiến đến dân chủ như hôm nay và không biết kế tiếp nữa sẽ có thể chế nào tốt hơn nữa không, vì dân chủ tức là số đông làm chủ chứ không phải một người hay một nhóm người (đảng CS), nhưng rỏ ràng xã hội bao giờ cũng phải lớn hơn nhà nước thì tại sao nhà nước lại khống chế xã hội một cách mặc định được, như CHXNCNVN tự cho quyền đảng
CSVN khống chế toàn bộ xã hội VN như ta đã thấy. Bất cứ nhà nước nào mà dùng vủ lực khống chế mọi thành phần xã hội đều gọi là nhà nước độc tài. Trái ngược lại nhà nước nào do dân lập ra để thay mình điều hành công việc chung của đất nước thì nhà nước ấy mới gọi là nhà nước dân chủ và chính phủ của nhà nước đó mới thực sự là một chính quyền vì họ được dân trao quyền một cách chính đáng và khi không hoàn thành trách nhiệm người dân sa thải và chọn một chính quyền khác có khã năng hơn.

Đối với nước ta tư duy phong kiến gần như đã trở thành một nét văn hóa nên khó thay đổi. Từ nhận thức người cầm quyên đến người dân đều chấp nhận vị thế mặc định của mình không khác gì thời phong kiến thì có gì đâu mà phải tranh đấu. Người dân chỉ tranh đấu khi quyền lợi của họ bị tước đoạt, bị xâm hại chứ không vì quyền lợi của cộng đồng hay của người khác. Nay lại thêm văn hóa Khổng Tử đưa vào VN để hợp thức hóa quyền lực của ông vua tập thể và củng cố cho chế độ nầy trường trị muôn năm. Cho nên muốn thay đổi thì người dân chúng ta phải nhận thức được cần tự thay đổi tư duy mình trước chứ đừng ngồi đó bất động chờ CS thay đổi. "Cũng tại người dân ngu quá lợn, Cho nên quân nó dễ làm quan".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét