Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Hiểu luật để không bị “bắt chẹt”


 Tranh chấp lao động: Hiểu luật để không “bắt chẹt” nhau


Revolution fist.jpg

Chúng ta đã hiểu quá rõ những người cầm đầu đảng cộng sản. Không thể hy vọng gì nơi họ. Bao giờ họ cũng đặt chủ nghĩa xã hội lên trên quyền lợi của dân tộc, dù chủ nghĩa xã hội đã trở thành vô nghĩa và chỉ còn là cái cớ để duy trì ách độc tài toàn trị mà họ áp đặt lên dân tộc. Họ đang định kéo dân tộc vào một thảm kịch mới. Đất nước đang cần một phản ứng mạnh mẽ và quả quyết để thoát khỏi hiểm họa diệt vong. Là con dân Việt, chúng ta phải hành động buộc đảng cộng sản trả lại Dân Quyền, Nhân Quyền mà ta đã bị bọn họ đánh cắp, chúng ta phải hành động ngay kẻo không sẽ quá muộn!

Ngày 20-10, báo Pháp Luật TP.HCM phối hợp với Công ty AnhGroup tổ chức hội thảo với chuyên đề: “Tranh chấp lao động” nhằm trang bị cho doanh nghiệp (DN) và người lao động những kỹ năng trong giải quyết tranh chấp lao động cũng như các biện pháp để hài hòa lợi ích giữa hai bên.

Ba tranh chấp chủ yếu


Luật sư Phan Thông Anh, Trưởng cơ quan đại diện của Liên đoàn Luật sư Việt Nam tại TP.HCM, cho biết qua theo dõi thấy nổi lên ba tranh chấp khá phổ biến là tranh chấp về tiền lương, việc nộp tiền bảo hiểm xã hội và tranh chấp về thời gian làm việc. Do tình hình kinh doanh sản xuất khó khăn và lạm phát tăng cao nên tranh chấp tiền lương giữa DN và người lao động hiện đang tăng cao. Trong khi đó, nhiều DN chia thu nhập của người lao động thành hai khoản khác nhau, là lương “cứng” dùng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội và thu nhập thực tế cao hơn lương “cứng”. Do vậy, tuy người lao động thu nhập cao nhưng tiền đóng bảo hiểm xã hội lại thấp nên cũng xảy ra tranh chấp. Tuy pháp luật lao động quy định giờ làm thêm trong một năm không quá 200 đến 300 giờ nhưng hầu hết các DN đều vi phạm. Điều này cũng làm phát sinh tranh chấp lao động.


Bổ sung thêm, luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Trưởng hãng luật Giải Phóng, cho rằng có ba trường hợp tranh chấp lao động khác cũng khá phổ biến hiện nay. Do tình hình sản xuất kinh doanh hoặc vì nhiều lý do khác mà người sử dụng lao động phải chuyển người lao động sang làm công việc khác, trái với chuyên môn, gây ra tranh chấp lao động. Hoặc, việc đơn phương chấm dứt lao động trái pháp luật của một bên cũng gây tranh chấp và một tranh chấp khác mà lỗi thuộc về người sử dụng lao động đó là khấu trừ lương trái pháp luật.

 

Các vụ đình công xuất phát từ việc doanh nghiệp trả lương thấp hơn quy định, chất lượng bữa ăn không đảm bảo, làm quá giờ quy định… Ảnh: P.ĐIỀN

Người lao động phải biết luật

Một đại biểu đến từ DN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đặt câu hỏi, việc hiểu biết pháp luật lao động có phải là nghĩa vụ của người lao động không và đưa ra thực tế: “Tranh chấp lao động tăng lên sau khi người lao động hiểu biết pháp luật” (!).
TS Hồ Xuân Dũng, Phó Trưởng phòng Lao động-Tiền công-Tiền lương - Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, khẳng định việc hiểu biết pháp luật vừa là quyền và vừa là nghĩa vụ của công dân. Người lao động phải biết các quy định của pháp luật về lao động để có xử sự phù hợp và tự bảo vệ mình.

Luật sư Kiều Hưng cho rằng để hạn chế tranh chấp, các DN cần giải thích cặn kẽ về quyền và nghĩa vụ của người lao động cùng với chế độ làm việc, chế độ ưu đãi… khi hai bên ký hợp đồng lao động.

Bổ sung thêm, luật sư Thông Anh cho biết các DN nhất là các DN nước ngoài hiện đang rất quan tâm đến việc phổ biến pháp luật lao động cho người lao động. Nhiều DN còn tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, cho người lao động nghỉ việc để đi học. Người lao động hiểu biết pháp luật thì sẽ có sự chấp hành kỷ luật lao động tốt hơn, biết được quyền của mình đến đâu để hành xử phù hợp. Như vậy, tranh chấp lao động sẽ giảm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét