Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Chất lượng cuộc sống

Revolution fist.jpg
Không thể để đất nước điêu tàn và cuộc sống của anh chị em ta mãi mãi tăm tối. Anh chị em ta hãy đoàn kết một lòng, rầm rộ xuống đường để phản đối chính sách bóc lột thậm tệ của chế độ tư bản đỏ. Kiên quyết đấu tranh đòi cho bằng được quyền lợi chinh đáng như tiền lương đúng với sức lao động và các tiêu chuẩn an sinh khác…Kiên quyết đòi cho được quyền thành lập công đoàn độc lập để đứng ra bảo vệ mọi người khi quyền lợi của anh chị em bị giới chủ xâm phạm.
 Điều cấp bách nhất hiện nay là anh chị em chúng ta xuống đường đòi cải thiện đời sống. Nếu cứ cam chịu thì tương lai của anh chị em ta càng mờ mịt hơn. Ở đâu có áp bức ở đấy có đấu tranh, đó là lẽ đương nhiên. Vì quyển lợi thiết thực của bản thân; vì tương lai tươi sáng của đất nước. Chúng tôi kêu gọi anh chị em công nhân Việt nam hăng hái xuống đường;biểu tình; đình công…Đòi hỏi nhà cầm quyền phải đáp ứng những nguyện vọng chính đáng. Chúng tôi luôn luôn sát cánh bên anh chị em.- LỜI KÊU GỌI XUỐNG ĐƯỜNG ĐÒI CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG CỦA CÔNG NHÂN VIỆT NAM
                   


Thanh Thảo-  Chất lượng cuộc sống là một phản ánh vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội, vừa là chỉ số cho sự phát triển con người vừa là thước  đo của đời sống cộng đồng. Một khi chất lượng cuộc sống đi xuống, chất lượng cuộc sống thấp, thì thật khó để nói chúng ta đã đạt được những thành tựu về phát triển kinh tế. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu không thể không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ở Việt Nam, nhưng phải thừa nhận rằng, chính những khiếm khuyết của sự vận hành nền kinh tế cùng những khiếm khuyết xã hội đã là nguyên nhân dẫn tới sự đi xuống của chất lượng cuộc sống.

Trong các thành phần xã hội chịu sự thiệt thòi nhất của một chất lượng cuộc sống quá thấp, phải kể đầu tiên tới công nhân công nghiệp và nông dân, hai thành phần “chủ lực” không chỉ của lực lượng sản xuất mà còn là thành phần đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam hiện nay.

                  Công nhân là tầng lớp có tổng thu nhập thấp vào hạng nhất hiện nay
        Công nhân là tầng lớp bị bốc lột và có tổng thu nhập thấp vào hạng nhất hiện nay
 
Công nhân công nghiệp hầu hết cũng từ nông dân và người nghèo thành thị mà ra. Họ đang sống và làm việc ở tất cả các ngành công nghiệp từ nhà nước tới tư nhân, từ các xí nghiệp trong nước, các liên doanh tới các công ty 100% vốn nước ngoài. Phải nói thẳng, họ là tầng lớp có tổng thu nhập thấp vào hạng nhất hiện nay, và cũng có một “chất lượng cuộc sống” vào loại tệ nhất hiện nay.

Từ bữa ăn hàng ngày tới giờ làm việc, tới chỗ ở, tới các sinh hoạt văn hoá và điều kiện học hành, công nhân công nghiệp nói chung đang ở một bậc thang quá thấp, nhiều lúc như vượt ngoài sự hình dung của nhiều người. Các cuộc đình công, lãn công theo nhận xét của nhiều đại biểu quốc hội là “không thể không xảy ra” vì cuộc sống hiện tại vượt quá sức chịu đựng của công nhân.

Đối với nông dân, dù không quá căng thẳng trong cuộc sống như nông dân, nhưng họ lại luôn phải đối mặt với rất nhiều bất trắc liên tục xảy ra trong cuộc sống của họ. Có những bất trắc do thiên nhiên, có nhiều bất trắc do môi trường bị tàn phá, xâm hại, và cũng có quá nhiều bất trắc do nông dân không được hướng dẫn để có thể “trồng cây gì, nuôi con gì” cho phù hợp với kinh tế thị trường.
Họ cũng không biết làm sao trước những rủi ro về giá cả bấp bênh, về nguyên liệu đầu vào tăng cao chóng mặt trong khi sản phẩm đầu ra lại không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ với giá quá bèo, lãi không bù lỗ.
Một nền nông nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa không thể là một nền nông nghiệp mà sản xuất tự phát chiếm ưu thế, mà trồng trọt và chăn nuôi cứ chạy theo phong trào “thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào”, vì như thế sự phá sản là có thể thấy rõ.

Một khi tốc độ đô thị hoá không kiểm soát được theo kiểu “mỗi tháng mọc lên một đô thị” đã khiến đất sản xuất bị thu hẹp một cách đáng lo ngại, thì “phong trào phá rừng làm thủy điện” lại đưa tới những nguy cơ nhiều mặt cho môi trường sinh thái và cho cả sản xuất nông nghiệp.

Với từng ấy vấn đề đang hiện hiện từng ngày ở Việt Nam, thì việc chất lượng cuộc sống đi xuống là không có gì lạ. Những nguyên nhân đều ở tự bên trong của cái gọi là: "kinh tế có định hướng mang rợ" do kẻ cầm quyền cấu kết cùng giới tư bản thẳng tay bóc lột người dân một cách không thương tiếc.
,

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét