Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Đỗ Hữu Ca Binh Pháp là Đỉnh của Đỉnh Binh Pháp, trên cả mọi thứ Binh Pháp.

Nguyễn Thùy Trang




Sáng 13/7/2013, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố về Quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăng cấp bậc hàm cấp Tướng cho tá Đỗ Hữu Ca, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc CATP Hải Phòng.

Binh thư yếu lược "Đầm Ông Vươn" là một tác phẩm của Đỗ Hữu Ca về nghệ thuật quân sự. Nếu chúng ta đọc cuốn sách Binh Pháp Võ Bị Chí: Tác phẩm nói về Binh Pháp của Mao Nguyên Nghi đời Minh hiệu đính bởi tác giả Đào Duy Anh do Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội xuất bản năm 1977 ở Quyển 1 ghi rằng:



"Gặp khi đất trời mịt mờ tối tăm, gió thổi cát mù, cờ xí không cắm được, chiên trống không nghe được thì không nên ra quân. Nếu có quân giặc nhân khi tối tăm mà đem kỵ binh mạnh đến đánh, ta phải ra lệnh, nhắc đi nhắc lại, ước thúc ba quân, Bền giữ đinh trận, không được rối động, chỉ lấy lá chắn để đỡ tên đạn, dùng cung khỏe, nỏ cứng, cứ ngồi mà bắn, chờ khi quân định trễ tràng thì đem quân nhanh mạnh, nhân lúc rối loạn không ngờ, ngầm cho hậu quân đón chặn con đường yếu hại địch dùng mà tới để đánh thì có thể bắt được ngay. Gặp khi trời đất gió mưa đen tối mịt mờ bốn bể, thì không nên tiến quân, không nên hành dinh, cứ bền giữ dinh trại, phòng quân sỹ sinh biến và phòng giặc ngoài đến đánh."

Đây cũng là điều cơ bản trong tất cả binh lược được nhắc đến trong nhiều thế kỷ qua, tuy nhiên nếu nói về Binh Pháp của Đỗ Hữu Ca thì cuốn sách Binh Pháp của Mao Nguyên Nghi xem như lỗi thời.

                 

Sáng ngày 5 tháng 1, Tướng công an Đỗ Hữu Ca (lúc đó còn là Đại Tá) đã chỉ hơn 100 cảnh sát, bộ đội ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) đưa quân tấn công đầm nuôi thủy sản, vùng bãi bồi của gia đình ông Đoàn Văn Vươn được người dân kể lại chi tiếc như sau:

Một buổi sáng hôm ấy, khi bầu trời còn chưa sáng hẵn thì đoàn quân của Đỗ Hữu Ca đã tiếp cận ngôi nhà của ông Vươn, một quả mìn tự chế gài trong vườn phát nổ khiến 2 cảnh sát bị hất văng, bất tỉnh.

Trưởng công an huyện Tiên Lãng Phạm Văn Mải dẫn cánh quân khác khác tiếp cận ngôi nhà ông Vươn đạn bay khắp nơi làm 6 người bị thương. Hơn 4 tiếng giằng co, đúng 12h trưa ngày 5 tháng 1, các lực lượng mới tiếp cận được ngôi nhà. Lúc này ông Vươn đã rút lui để lại ngôi nhà trống không. Đỗ Hữu Ca lúc đó cầm loa kêu gọi lính của ông đừng sợ "Không thành kế" của ông Vươn mà cứ tiến quân vào.

Đỗ Hữu Ca kể lại binh pháp chi tiết hơn trong trấn đánh tại "Đầm Ông Vươn" và được báo Tuổi Trẻ đăng lại ngày 31 tháng 1 năm 2013:

"Trong sự vụ này, 2 trung đội cảnh sát đặc nhiệm đã được điều động xuống hiện trường phối kết hợp với lực lượng ở đồn biên phòng phục ngoài bờ sông. Ngoài ra còn lực lượng cảnh sát bảo vệ.... Rất may là người dân xung quanh ủng hộ cho việc cưỡng chế. (?!)

Vụ việc hôm ấy tuy bắt không được đối tượng, nhưng mà trấn áp được đối tượng. Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này. Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ trong giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào. Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách.(?!) Tôi nói với các đồng chí Thường trực rằng, đây không phải kế hoạch tập trận nhưng đúng là phải rút kinh nghiệm, cái này nó rất là hay, có sự kết hợp giữa địa phương, giữa công an, quân đội, biên phòng rất là đẹp, đâm ra không có gì phải phàn nàn về cái chuyện ấy cả…”
Nhận định những kẻ trong ngôi nhà 2 tầng chống đối bằng cách trải rơm dọc hai bên đường rồi tẩm xăng, lãnh đạo công an TP đã lên phương án đốt cháy toàn bộ. Song trên thực tế chưa dùng đến. Sau hàng loạt lượt nhả đạn, khói bay mù mịt,lực lượng chức năng đã tiếp cận được ngôi nhà 2 tầng. Tuy nhiên 3 người đàn ông trong ngôi nhà đã biến mất từ lúc nào (?!) Đến nay, chúng tôi vẫn đang xác minh xem họ thoát đi vào thời điểm nào và bằng phương tiện gì?... "

Binh pháp Ngô Tôn Tử do Tôn Vũ soạn thảo vào năm 512 TCN đời Xuân Thu Chiến Quốc có 82 bài và 9 quyển hình vẽ cộng với cuốn "Ngô Việt Xuân Thu" ghi chép các câu hỏi và trả lời của Tôn Vũ với vua Ngô. Nếu chúng ta đem so giữa Binh pháp Tôn Tử với Binh Pháp (1 trang) của Đỗ Hữu Ca thì chắc chắn Ngô Tôn Tử nếu còn sống sẽ phải quỳ lạy Tướng Đỗ Hữu Ca để được nhận làm đồ đệ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét