Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Quỳnh Lưu, lịch sữ sẽ tái diễn


VỀ CUỘC NỔI DẬY NĂM 1956 TẠI QUỲNH LƯU NGHỆ AN 

                


Giữa lúc đó, được tin chiều ngày 9/11/1956, Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến sẽ đi qua Cầu Giát để lên Hà Nội, hàng ngàn người đã kéo ra đường số 1 chờ đợị. Ðồng bào đã góp đơn lại giao cho 6 thanh niên đại diện đưa thư. Mấy ngàn đồng bào đã nằm ngay trên đường để chặn xe lạị. 6 thanh niên đã đưa cho viên sĩ quan Ấn Ðộ trong Ủy Ban mấy vạn lá thư đựng trong bao bố. Viên sĩ quan này cho biết sẽ trình lại cấp trên và trả lời vào ngày thứ Bảy trong tuần. 

Sau đó, ngày 10/11/1956, khoảng 10.000 nông dân đã mở đại hội lần thứ hai tại xã Cẩm Trường để bàn thảo về ngày thứ Bảy. Nhưng ngay lúc đó, Chính quyền đã điều động 2 đại đội chủ lực và 1 đại đội công an võ trang huyện Diên Châu về xã Cẩm Trường để giải tán đại hội nông dân. Bạo động đã xảy rạ. Tiếng súng và lựu đạn nổ vang trời. Mặc dù tay không nhưng khí thế quần chúng quá mạnh, những người phía sau đã tràn lên thay cho những người gục ngã phía trước.



Cuối cùng, dân chúng đã bao vây đồn bộ đội, công an vào giữa đêm hôm đó. Chính quyền đưa thêm 2 trung đoàn về bao vây 10.000 nông dân tại xã Cẩm Trường. Dưới cơn mưa phùn lất phất cuối đông, cảnh tượng bi hùng đã diễn ra ở 1 trận địa giữa 10.000 nông dân và 2 vòng trong ngoài đầy những công an và bộ đội. Tờ mờ sáng này 11/11/56, các bà mẹ đã đánh trống, mõ kêu gọi dân chúng quanh vùng đến tiếp cứu. Xã Diễn Châu như bị động đất. Rồi 30.000 nông dân kéo đến vây phía ngoài 2 trung đoàn chính quy…Cuộc nổi dậy bộc phát quá lớn, quá mau, đã đi ra ngoài sự tiên liệu của cả 2 bên. Chính quyền đã tỏ ra rất lo lắng biến cố này vì Nghệ An là quê quán của ông Hồ Chí Minh; chưa biết cách giải quyết thế nào để gỡ thể diện cho mình và Đảng. Chính quyền cũng tìm cách liên lạc với Giám mục Trần Hữu Ðức nhờ ông giải quyết, nhưng ông đã trả lời:Tôi không biết về vấn đề chính trị, vì tôi là 1 nhà tu hành. Lúc bấy giờ, phía dân chúng đã có 1 số lượng vũ khí đáng kể, tịch thu được từ bộ đội. Chưa bao giờ 1 cuộc nổi dậy ở miền Bắc lại có đủ tất cả thành phần dân chúng, kể cả các đảng viên CS.

Ðêm 11 rạng ngay 12/11/1956, 1 số nghĩa quân lén trở về Quỳnh Lưu để tổ chức biểu tình yểm trợ cho dân quân xã Diễn Châu. Ðêm hôm đó, 3000 thanh niên các xã Do Xuyên, Ba Làng và Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) đã kéo vào yểm trợ nghĩa quân. 4g sáng cùng ngày, 1 Ủy Ban Biểu Dương Lực Lượng Nông Dân Quỳnh Lưu và Ủy Ban Tiếp Tế Nghĩa Quân được thành lập. Phụ nữ, trẻ em đã mang gạo, thực phẩm đến xã Cẩm Trường, nơi cuộc đấu tranh đã bước vào ngày thứ 3.

Rạng ngày 13/11/1956, 1 cuộc biểu tình lớn với sự tham gia của gần 100.000 đồng bào tỉnh Nghệ An. Bài hát Quỳnh Lưu đứng dậy đã được truyền đi khắp nơi, hoà với những đợt trống, mõ vang lên liên tục :

Anh đi giết giặc lập công
Con thơ em gửi mẹ bồng
Ðể theo anh ra tiền tuyến
Ngày mai giải phóng
Tha hồ ta bế ta bồng con ta

Cuộc biểu tình đã tuần hành tiến về Ty công an Nghệ An, hô thật to những khẩu hiệu: Lương giáo đoàn kết chặt chẽ sau lưng các nghĩa quân… Tinh thần Quỳnh Lưu bất diệt... Công an tỉnh lẩn trốn từ lâu trước khí thế này. Dân chúng thi nhau nhảy lên nóc Ty công an, xé tan cờ đỏ sao vàng, đạp vỡ ảnh HCM và các lãnh tụ CS quốc tế…

Trước tình hình này, Chính phủ ra lịnh cho Văn Tiến Dũng điều động Sư đoàn 304 từ Thanh Hóa, Phủ Quỳ và Ðồng Hới về bao vây nghĩa quân. Sư đoàn này quy tụ nhiều bộ đội miền Nam tập kết mà Hồ Chí Minh muốn sử dụng, thay vì dùng bộ đội sinh quán ở miền Trung hoặc miền Bắc, để có gì thì đổ cho binh lính miền Nam nóng tính này.Trận địa tại xã Cẩm Trường đã lên đến 5 vòng đai giữa dân quân và quân chính phủ. Buổi chiều cùng ngày, nghe tin dân quân xã Cẩm Trường bị Sư đoàn 304 vây, gần hàng chục ngàn người đã tiến về xã Cẩm Trường để tiếp ứng cứu. Vòng đai chiến trận đã tăng lên lớp thứ 6. Buổi tối ngày 13/11/1956, hơn 20.000 nông dân từ Thanh Hóa lại kéo vào tiếp viện, mang theo đầy đủ lương thực tính kế trường kỳ đấu tranh.

Ngày 14/11/1956, Văn Tiến Dũng huy động thêm Sư đoàn 312 vào trận địa quyết tiêu diệt nhân dân Quỳnh Lưu. Trước bạo lực đó, nông dân vẫn cứ quyết tâm tử chiến để bảo vệ căn cứ. Lịnh của ban chỉ đạo nghĩa quan được truyền đi:Chiến đấu đến giọt máu cuối cùng... Nhưng vì vũ khí quá thô sơ, nghĩa quân phải rút vào rừng sâu. Sau khi trận chiến kết thúc, quân đội VC đã xông vào các làng Thanh Dạ, Song Ngọc, Cẩm Trường bắt tất cả già trẻ lớn bé giải đi. Họ tra khảo từng người để tìm ra ban chỉ đạo đấu tranh nhưng vô hiệu, vì bất cứ ai, kể cả các em thiếu nhi đều tự xưng là người lãnh đạo cuộc nổi dậy này. Không bắt được ai, chính quyền đành thả bà con ra về, nhưng chính quyền tính kế bắt đi Linh mục Hậu và Linh mục Ðôn của 2 xứ Cẩm Trường và Song Ngọc. Dù 2 vị này đã nói, Chúng tôi là nhà tu hành, chúng tôi không biết gì đến việc nhân dân, nhưng cũng bị công an kéo lê lên xe giải về Hà Nội.
Chính quyền bắt 2 vị linh mục phải lên đài phát thanh đổ lỗi cho giáo dân và nông dân, nhưng 2 vị không bằng lòng. Chính quyền đe dọa nếu không tuyên bố như vậy thì sẽ giáng tội cho 2 vị là những người cầm đầu cuộc khởi nghĩa phản động này. Họ mang hình ảnh Linh mục Tấn bị thủ tiêu ở Phủ Quỳ ra dọa nạt. Cuối cùng, 2 vị phải tuyên bố ngược lại sự thật.

Dù nhà cầm quyền, vẫn cố tình che dấu, xuyên tạc…cuộc nổi dậy của nhân dân Quỳnh Lưu cho đến ngày hôm nay; dù họ đã dùng bạo lực đàn áp trong biến cố Quỳnh Lưu, nhưng tinh thần yêu nước, can trường của người dân các tỉnh miền Trung nói chung, và ở tỉnh Nghệ An nói riêng, đã soi sáng cho các thế hệ sau con đường chính nghĩa để đòi lại tự do.

http://phamvietdao2.blogspot.com/2011/09/mot-vai-thong-tin-ve-cuoc-noi-day-nam.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét