Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

VẤN ĐỀ GIAI CẤP CÔNG NHẤN VÀ NÔNG DÂN

Diễn Đàn Công Nhân

                       

Giai cấp công nhân công nghiệp xuất hiện qui mô chính thức ở xã hội phương Tây khi nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu hình thành sau giai đoạn xã hội phong kiến khi nền khoa học kỹ thuật khiến cho sản xuất công nghiệp đi vào thường xuyên phát triển.

Trong khi đó giai cấp nông dân vẫn luôn là giai cấp đông đảo nơi các xã hội phương Đông trong đó có Trung Quốc, Việt Nam, vì phương Đông nền sản xuất công nghiệp và khoa học kỹ thuật phát triển chậm hơn rất nhiều so với phương Tây.


nh trạng đó vẫn còn mãi đến ngày nay, vì bối cảnh xã hội phương Đông và phương Tây có nhiều phần khác nhau về lịch sử cũng như về thực tế ở khá nhiều mặt.

Thật ra nói cho cùng, trong xã hội loài người nói chung, nông nghiệp và công nghiệp vẫn là hai chân đứng nền tảng nhất, nên giai cấp nông dân và giai cấp công nhân không bao giờ lại không có mặt hay không bao giờ lại mất đi được.

Có nghĩa người nông dân phải cần đất ruộng để canh tác còn người công nhân cần nhà máy để làm việc.

Song vấn đề đặt ra là trong xã hội phong kiến và lạc hậu xa xưa, ruộng đất phần nhiều hay qui tụ vào trong giai tầng phong kiến, địa chủ, và người nông dân nhiều khi không có ruộng cày. Còn trong xã hội tư bản sơ khai, tình trạng người công nhân là thường bị bóc lột sức lao động, tạo nên nhiều bất lợi cho đời sống của họ và tạo nên nhiều sự bất công khác trong xã hội.

Vậy vấn đề cải tạo xã hội hay cách mạng xã hội làm thế nào để nền sản xuất xã hội nói chung về các mặt đều được khoa học, hợp lý, tiến bộ và phát triển nhiều hơn. Đó là yêu cầu thiết yếu, tự nhiên, khách quan mà bất kỳ đầu óc lành mạnh, sáng suốt nào cũng đều nhận thức và nhiệt tình ủng hộ.

Có nghĩa người sản xuất nông nghiệp phải có ruộng cày, người sản xuất công nghiệp phải có nhà máy để hoạt động.

Đó chính là chính sách của mọi nhà nước tiến bộ, phát triển và điều đó không phải không có cách làm được. Các phương thức thực hiện này là pháp lý, thuế khóa, các biện pháp kinh tế xã hội đa dạng, nhiều mặt v.v… Nói chung là dùng ý thức, dùng lý trí, dùng chính sách chính trị, dùng mọi biện pháp khoa học và hòa bình để giải quyết. Và dĩ nhiên khi nền khoa học kỹ thuật tiến bộ,phát triển lên, người công nhân càng được giải phóng và cùng chia sẻ nhiều mặt cách hiệu quả với toàn xã hội hơn.

Nhưng nếu nói người công nhân làm chủ nhà máy, người nông dân làm chủ ruộng đồng, đó chỉ là cách nói hổ lốn, đưa tới trình trạng vô chính phủ, phi nguyên tắc và cuối cùng thất bại vì nói đi ngược lại ý nghĩa của tổ chức xã hội, của cấu trúc nền kinh tế, đi trái với mọi nguyên lý hoạt động hiệu quả khách quan của nền kinh tế. Đó là kiểu làm chủ tập thể mị dân, chỉ có thể sôi nổi lúc đầu, nhưng đến sau vẫn that bại, vì nó phá hoại mọi kỹ thuật sản xuất, phá hoại mọi yêu cầu hoạt động khách quan của nền kinh tế.

Nhưng Mác là người chủ trương đấu tranh giai cấp một cách lý thuyết và giả tạo, chủ trương vô sản một cách phi thực tế, cho nên mọi chủ trương của thuyết mác xít về xã hội cộng sản theo kiểu vô chính phủ, vô tư hữu, phi tiền tệ, phi thị trường, làm chung ăn chung theo cách tập thể, thực sự chỉ là ngông cuồng làm phá hoại và làm hủy hoại xã hội. Đó là lý do tại sao sau gần 70 năm Liên xô và khối XHCN đành phải sụp đổ, tan rã, và Việt Nam lẫn TQ ngày nay đều quay lại kinh tế thị trường và hội nhập thế giới trở lại. Đó là điều bắt buộc khách quan mà không hề là ý muốn chủ quan nào.

Đó cũng là chính sách của miền Nam trước kia là giới hạn mức sở hữu ruộng đất của giới địa chủ, nâng mức sở hữu ruộng đất cho nông dân, có chính sách giúp đở giới công nhân công nghiệp ở các đô thị. Đó là chính sách khoa bình theo các biện pháp hợp lý hóa khách quan và khoa học, không hề chủ quan, mộng ảo theo kiểu ý thức hệ không tưởng nào. Thực tế đó gọi là chính sách người cày có ruộng hay hữu sản hóa công nhân. Thậm chí khi dung hòa giai cấp, miền Nam trước đây khi thực hiện chính sách truất hữu của địa chủ vẫn có chính sách bổi thường phù hợp coi như là biện pháp điều tiết hay chuyển đổi giai cấp. Đó là ý nghĩa nhân văn, hoàn toàn khác với ý nghĩa của đấu tranh giai cấp theo kiểu mê tín và sắt máu.

Trong khi miền Bắc trước kia chỉ theo giáo điều mà không gì khác. Cải cách ruộng đất ban đầu để tạm thời chia ruộng cho nông dân, nhưng tiếp theo là thu lại tất cả bằng cách cho vào hợp tác xã nhằm cho đúng với nguyên tắc xóa tư hữu, vô sản hóa xã hội, vô sản hóa nông dân.

Còn trong khi cải cách ruộng đất, là khơi lại quá khứ để nhằm trả thù một cách phi nhân và hoàn toàn không cần thiết vì mọi việc cũ nếu có hầu như cũng đã thay đổi hay đã qua rồi. Đó chẳng qua là thổi bùng lên bản năng hoang dã trong con người một cách vô ích và phi lý. Cảnh chôn sống địa chủ, đấu tố tàn ác rồi xử bắn địa chủ .v.v… đúng là chỉ theo giáo điều, theo chính sách của TQ bày vẽ mà không là gì khác. Nên nói chung, thật sự người CSVN khi làm cách mạng xã hội nước mình, chỉ cóp theo bài bản nước ngoài mà hoàn toàn không có những tài năng xuất chúng nào để đảm nhận được việc đó một cách hoàn toàn tự do, sáng tạo, chủ động, tự chủ và làm sao để có lợi cho dân và cho nước một cách hoàn toàn hiệu quả và tích cực cả. Để đến mãi sau này khi toàn thể thế giới đã đổi thay cũng chỉ biết chạy theo một cách thụ động mà ngày nay kết quả thế nào mọi người đều nhìn thấy rõ.

Tới khi đất nước đã thống nhất sau năm 75, người ta vẫn tiếp tục cải tạo công thương nghiệp, vẫn tiếp tục đi vào hợp tác hóa, đó là nhằm tiến tới nền kinh tế phi thị trường, nền kinh tế trao đổi hàng hóa trực tiếp theo kiểu bao cấp như lý thuyết Mác chủ trương mà ai cũng biết.

Nên nói chung lại, bởi học thuyết Mác chủ trương vô sản, chủ trương làm ăn tập thể, chủ trương hủy tiền tệ, chủ trương hủy thị trường mà ông ta cho đó là nền kinh tế vô sản, nền kinh tế phi giai cấp một cách nhầm lẫn, phản khoa học, phản thực tế nên ngày nay trên toàn thế giới loài người đã thấy sự sai lầm đó về mặt ý thức hệ, mặt lý thuyết là hoàn toàn tệ hại và gây nên không biết bao hậu quả chết người, hủy diet xã hội trong nhiều mặt suốt cả gần thế kỷ ở rất nhiều đất nước.

Trên đây là nói ý nghĩa của việc giải quyết sai lầm về giai cấp nông dân và công nhân là như thế.

Người ta theo giáo điều của Mác, lý luận giai cấp công nhân là đầu tàu của lịch sử, do đố nơi nào không có giai cấp công nhân đúng nghĩa thì thay vào đó giai cấp nông dân để làm thành giia cấp lãnh đạo. Đó là điều sai lầm hết sức tai hại về nhiều mặt xã hội mà ai cũng rõ.

Bởi người nông dân, người công nhân mà vào chính quyền họ không còn là nông dân nữa, nhưng giai cấp nông dân và giai cấp công nhân vẫn không hề mất. Có nghĩa khi đó họ chỉ nhân danh giai cấp, mà họ đã trở nên thành phần thống trị mới của một thiểu số it ỏi nào đó, tạo chung với các khía cạnh xã hội khác làm thành một thực tế thống tri toàn xã hội theo kiểu độc tài ý thức hệ một cách mù quáng.

Và như vậy đã đi ngược lại nguyên tắc điều hành xã hội loài người phải là nguyên lý khách quan, khoa học, tức phải do mọi người hiểu biết, có năng lực, có tài năng đại điện chung cho mọi giai cấp của toàn xã hội.

Nên nói chung lại, học thuyết Mác là học thuyết phi thực tế và sai trái một cách nguy hiểm nên lấy đó làm giáo điều để chủ trương độc tôn giai cấp trong xã hội, chủ trương vô sản hóa xã hội, chủ trương đấu tranh giai cấp theo kiểu hoang dã phản khoa học, cuối cùng nó chỉ để lại bao nhiều hệ lụy mà ngày nay quả thật giải quyết rất khó về vô số mặt chính là nguyên nhân như thế của quá khứ, đặc biệt là mặt sở hữu ruộng đất cho dân cày hay giai cấp nông dân..

1 nhận xét: