Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011

Việt Nam cần hạ nhiệt nền kinh tế

Geoffrey Cain
 
Diễn Đàn Công Nhân dịch


Nữ công nhân đang làm việc tại một công trường xây dựng ở tp.HCM ngày 8-8-2011. Chỉ số lạm phát của Việt Nam hiện nay so với cùng kì năm ngoái đã đạt mức 22%. Đây là mức lạm phát cao nhất châu Á. (Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Con hổ châu Á này đang gánh chịu lạm phát và tham nhũng

Bốn năm về trước, một tương lai tươi sáng được nhìn thấy cho Việt Nam.

Các nhà đầu tư và phân tích kinh tế từng tuyên bố rằng thị trường mới nổi của 86 triệu người này sẽ lớn mạnh thành “con hổ châu Á”, là một quốc gia kế tiếp sẽ đạt mức thu nhập trung bình bằng cách thu hút đầu tư nước ngoài.

Các công ty trước đó đã tìm nguồn lao động Trung Quốc, đã chú ý đến thị trường nhân công trẻ và rẻ này.


Các công ty đa quốc gia như Intel và Samsung dẫn đầu trong canh bạc khi đầu tư xây dựng nhà máy trị giá 1 tỷ USD (Intel) và 670 triệu USD (Samsung).

Nền kinh tế này hiện thời đang lạm phát. Nó đã thoát khỏi một cuộc sụp đổ hoàn toàn. Tuy nhiên, nền kinh tế khó khăn của Việt Nam đã cho thấy những dấu hiệu thuộc loại bất ổn như những bất ổn đã dẫn đến phong trào biểu tình Occupy trên toàn thế giới. Liệu tiếp theo sau người dân sẽ chiếm những con đường ở Hà Nội chăng?

Các quan chức chính phủ đang thực hiện các bước cắt giảm lạm phát và thâm hụt ngân sách.
Vào tháng 9, lạm phát đã đạt 22% so với cùng kì năm ngoái, làm suy giảm việc thu hút nguồn lao động rẻ ở Việt Nam so với các nước Đông Nam Á khác trong khu vực như Malaysia, Campuchia.

Nếu các quan chức chính phủ nghiêm túc phục hồi chủ nghĩa lạc quan đang giãy chết đó, thì điều họ cần làm đầu tiên là kiểm soát những công ty nhà nước thiếu thận trọng và bưng bít bí mật và tệ quan liêu đang tàn phá khả năng cạnh tranh của đất nước.

Các thành phần đảng viên ưu tú này, được biết đến chính thức là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), đang làm cho tỷ lệ lạm phát châu Á lên cao nhất và dìm chết các đối thủ cạnh tranh tư nhân.
Ở Việt Nam, các DNNN là trụ cột của nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa và là các lãnh thổ của các đảng viên ưu tú.

Các DNNN hầu như là lãng phí gần ½ trên tổng số vốn sản xuất mới của VN tương đương ¼ GDP của nước này.

Theo Edmund Malesky, chuyên gia kinh tế thuộc đại học California ở San Diego, nguồn gốc sự suy giảm nền kinh tế của VN bắt đầu từ năm 2007 đến 2010 khi các tập đoàn này đã lạm dụng 100 tỷ ngân sách phát triển cổ phiếu tín dụng trong nước để đầu tư vào những lợi ích riêng không mang lại lợi nhuận bên ngoài của họ.

Đổi lại, tín dụng thấp đã dẫn đến cầu vượt quá cung, khiến giá cả thực phẩm và nhiên liệu tăng song song với việc tăng giá toàn cầu.

Các chính trị gia có thú vui tiêu khiển với các công ty đó và cách ly nó với những khó khăn của thị trường.

Đơn cử một ví dụ nổi tiếng nhất: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng tuyên bố Vinashin, tập đoàn đóng tàu đặc quyền của nhà nước, như là một mô hình để đưa Hà Nội vào nền kinh tế thế giới.

Sau đó, vào tháng 12/2010, Vinashin đã vỡ nợ 600 triệu USD tiền vay của ngân hàng Thụy Sĩ.
Tập đoàn này đã tích lũy nợ lên đến 4.4 tỷ USD trong khi đó vẫn tiếp tục đầu tư kém cỏi vào các lợi ích riêng bên ngoài của nó như quản lý khách sạn, sản xuất xe máy, cùng với các hoạt động khác.

Trong một tài liệu của chính phủ đã cho rằng các vấn đề của Vinashin là do “thiếu năng lực”
Bốn tháng trước khi vỡ nợ, các nhà chức trách đã bắt giữ Phạm Thanh Bình, cựu chủ tịch của tập đoàn, với cáo buộc vi phạm trong quản lý.

Tháng trước, 9 giám đốc điều hành của Vinashin đã chính thức bị buộc tội cố ý làm trái quy định của nhà nước, dẫn đến thất thoát 43 triệu USD.

Moody đã hạ mức xếp hạng tín dụng của Việt Nam, động thái này đồng nghĩa với việc tăng gía chi phí cho vay trên thị trường quốc tế.

Đến hôm nay, cả tập đoàn và nhà nước – nhà bảo trợ của họ vẫn duy trì sự im lặng với những người cho vay, và họ không rõ khi nào hoặc họ có được trả hay không.

Các chủ nợ dường như không thể để hành động pháp lý tại các tòa án yếu kém ở Việt Nam. Đặc biệt, là tại một quốc gia nơi cần lợi thế chính trị để báo đảm cho các giao dịch trong tương lai.

Nhà kinh tế học Malesky nói rằng các DNNN rất có quyền lực, và nó hỗ tương với các nhà lãnh đạo chóp bu ở VN.

Các nhà phân tích lo ngại sự sụp đổ tương tự đang ngấm ngầm, và đưa ra sự thiếu minh bạch trong các giao dịch của tập đoàn này.

Thay vì hạn chế sự hoạt động của tập đoàn này, các nhà lãnh đạo lại tập trung tái cơ cấu nó. Việc làm này chỉ là hành động gãi nhẹ trên bề mặt của vấn đề. Họ đã giới thiệu một gói lãi suất vay tăng vào tháng 4 năm qua và hạn chế sự tăng trưởng tín dụng.

Nếu các nhà hoạch định chính sách muốn thúc đẩy cải cách và tăng trưởng, họ nên lèo lái đồng vốn từ các gã khổng lồ nhà nước sang những công ty tư nhân nhiều cạnh tranh hơn, cùng nâng tăng trưởng tín dụng đang suy giảm để hạn chế lạm phát.

Chiến lược này đã được thực hiện ở Trung Quốc nơi mà các DNNN không còn phụ thuộc hoàn tòan vào tín dụng chính phủ.

Việt Nam đã có những bộ luật đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và hợp lý hóa việc thành lập các đối thủ tư nhân đã được cho phép một số cải cách.

Cuối năm 2008, gần 5000 DNNN đã được tái cơ cấu, trong đó 3400 DNNN được cổ phần hóa. Chính sách mà chính phủ thực hiện cho phép tư nhân mua cổ phần.

Tuy nhiên, theo luật sư Denny Cowger thuộc công ty luật Duane Morris, một công ty luật của Mỹ có văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà nội nói rằng nhà cầm quyền thi hành những bộ luật này một cách chậm chạm và không phù hợp.

Ví dụ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành chỉ thị các tập đoàn nhà nước phải thực hiện cổ phần hóa vào tháng 7-2010, nhưng rất nhiều tập đoàn đã không đếm xỉa đến thời hạn cuối này.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo đã gửi cho Vinashin một thông điệp rõ ràng sau khi vỡ nợ rằng chính phủ sẽ không chịu trách nhiệm khoản nợ 600 triệu USD, chẳng ảnh hưởng gì đối với quyền lực chính trị của chính phủ. Đây là một sự lật lọng đối với các chính sách trước đó. Về bản chất, chính phủ đang cảnh báo các DNNN khác cần phải nắm giữ tài khoản của họ, mặc dù thực chất tuyên bố đó có nghĩa rằng chính phủ sẽ không trả nợ cho các nhà cho vay châu Âu khoản nợ mà họ đã bảo chứng.

Bằng cách thúc đẩy cải cách minh bạch và trách nhiệm, Hà Nội cũng có thể đi theo những bước tiến của các cường quốc như Trung Quốc và Hàn Quốc hoặc nó sẽ rơi vào vết xe đổ thu nhập trung bình đang hạn chế Philippines và Malaysia.

Cho đến nay, các nhà lãnh đạo đã thành công trong việc đưa thương mại Việt Nam càng phức tạp hơn, báo hiệu cho các nhà đầu tư rằng họ đang trong tình trạng nghiêm trọng ở lộ trình đầu tiên.
Nhưng trong năm nay, các nhà lãnh đạo sẽ cần phải tăng tốc cải cách DNNN để ngăn chặn lạm phát trong tương lai và ổn định nền kinh tế.

Một số chính trị gia cần phải hy sinh sức mạnh cá nhân trong tiến trình này. Một thị trường mở và sáng tạo hơn là một thị trường phong kiến sẽ giúp đất nước phát triển thịnh vượng.

Nguồn: GlobalPost

1 nhận xét:

  1. Điều khiển bằng chân dặm với xế đứng
    xe điện cân bằng
    giá rẻ 2 bánh có bluetooth đèn led và loa phát nhạc xịn bán tại Decalsaigon.

    Trả lờiXóa