Xã luận trên tờ The Washington Times (26/10/2011)
Phạm Nguyên Trường dịch
Lời giới thiệu của Bauxite Việt Nam: Nước Mỹ đã phải trả giá cho việc để một kẻ lèo lá như H. Kissinger đi đêm với ngài Mao củ a nước Tàu từ năm 72 thế kỷ trước, những tưởng làm thế là lôi kéo đồng minh chống lại với Liên Xô, có ai ngờ anh khổng lồ chân đất sét Liên Xô không cần đến động thái đi đêm kia vẫn cứ sụp đổ đúng theo quy luật, trong khi đó hành động đi đêm của ông “Kis Già Giơ” ngỡ là đắc sách lại chính là tự mình chắp thêm vây cho con sói hung ác ở phương Đông để nó ngóc đầu dậy, có thời gian mài nanh dũa vuốt, và rút kinh nghiệm từ bài học Liên Xô để trở thành một đế chế bề ngoài vẫn khoác áo cộng sản mà bên trong thì mưu toan chống lại cả loài người.
Bây giờ đây các ngài chiến lược gia xứ cờ hoa mới mở mắt ra liệu có muộn hay không? Dẫu sao muộn còn hơn không, nếu bài trả lời phỏng vấn của bà Ngoại trưởng Hillary Clinton mà BVN đăng hôm qua vẫn còn chứa đựng những lời xã giao bay bướm thì bài xã luận này mới thực đi thẳng vào những mục tiêu cốt lõi trong cái gọi là “chiến lược trở lại Thái Bình Dương” của Hoa Kỳ.
Nếu sức mạnh là đồng tiền có giá nhất trong quan hệ quốc tế thì Trung Quốc đang tích cực lèn đầy két sắt của họ. Trong mấy năm gần đây, các lãnh tụ cộng sản Trung Quốc đã thực hiện được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực quốc phòng, như được thể hiện trong sự gia tăng ngân sách hàng năm trong lĩnh vực này – từ năm 1997 đến năm 2003 ngân sách quốc phòng đã tăng lên hai lần.
So với năm 2010, ngân sách quốc phòng của nước này trong năm 2011 đã tăng thêm 13%. Điều này làm cho Trung Quốc là nước có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai thế giới – chính thức đánh giá là khoảng 900 tỷ Mỹ kim. Nhưng các khoản chi không chính thức trong Bộ quốc phòng làm cho con số này gia tăng thêm khoảng 150 tỷ Mỹ kim nữa. Trung Quốc nhìn thấy những cơ hội tốt trong hệ thống quốc tế và cho rằng điều đó sẽ giúp họ theo đuổi sức mạnh, làm thiệt hại cho các nước lân bang. Sự kiện là cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa giành được bá quyền trong khu vực cũng không cho phép chúng ta được lầm lẫn trong khi đánh giá ý định của họ.
Lịch sử dạy chúng ta rằng tham vọng của Trung Quốc cũng chẳng khác gì các dân tộc khác và rằng đất nước này sẽ tiếp tục chính sách hướng đến vị trí của một bá quyền khu vực. Xin lưu ý rằng lãnh tụ của nước Phổ là Otto von Bismarck bắt đầu chinh phục khu vực vào năm 1860 và nước Đức thống nhất xuất hiện, mạnh hơn nhiều lần nước Phổ lúc ban đầu.
Nhưng giành vị trí siêu cường thế giới là công việc không thể làm nhanh được. Hoa Kỳ đã và đang làm việc không mệt mỏi nhằm giữ và khuếch trương địa vị của mình trên thế giới kể từ năm 1898. Nếu Trung Quốc có ý định làm theo cách của Mỹ ở châu Á – thậm chí đi xa đến mức có hẳn học thuyết Monroe của mình – thì Hoa Kỳ buộc phải đối đầu, không có lựa chọn nào khác. Nếu thế kỷ XX có thể dạy cho ta bài học thì đấy là Hoa Kỳ không để cho các nước đang phát triển sắp xếp lại hệ thống quốc tế.
Có vẻ như Hoa Kỳ sẽ buộc Trung Quốc phải trả giá đắt cho ý định ngông cuồng này. Chiến tranh lạnh là cuộc chiến tiêu hao sinh lực và Hoa Kỳ đã đẩy Nga vào cảnh nợ nần chồng chất. Trung Quốc chỉ cần nhìn số phận của Đế chế Đức, nước Đức phát xít và Đế quốc Nhật để thấy hình ảnh trong tương lai của mình. Sự cân bằng quyền lực chính trị ở châu Á có ý nghĩa sống còn đối với an ninh của Hoa Kỳ và Hoa Kỳ sẽ khuyến khích sự cạnh tranh trong lĩnh vực an ninh giữa các lân bang của Trung Quốc. Hiệu ứng phụ khá tốn kém có thể sẽ là cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở sân sau của Trung Quốc. Những mối đe dọa về mặt quân sự của Nhật Bản, Nam Hàn, Ấn Độ và Nga, với sự trợ giúp của Hoa Kỳ cuối cùng sẽ là mối đe dọa cực kỳ nguy hiểm đối với Trung Quốc.
Nguồn: Một cửa sổ nhìn ra thế giới
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét