Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Lao động VN kêu cứu: Chi 1800 USD, nhận bồi thường 10 triệu VND



Lực lượng an ninh, cảnh sát chỉ biết bảo vệ các công ty (vốn có liên hệ mật thiết với nhà nước) mà quay lại đàn áp những người công nhân thấp cổ bé họng. Trong tình trạng không có ai đứng ra bảo vệ công nhân Việt Nam đang trở nên đơn độc hơn bao giờ hết. Trong khi những khu công nghiệp và nhà máy thì đang mọc lên khắp nơi. Giới sử dụng lao động thì lại đang liên kết với một nhà nước độc tài để mà bóc lột sức lao động của công nhân. Nhà nước thì chỉ quan tâm vơ vét của cải và tài nguyên đất nước, thân phận người lao động Việt Nam trở nên nhỏ bé trước lòng tham vô đáy của những kẻ lãnh đạo độc tài.
 Vậy tại sao chúng ta; Nguời Công Nhân không đoàn kết lại đứng lên đấu tranh giành lấy quyền làm chủ của mình ???




Hai lao động làm đơn khiếu nại gửi Cục quản lý lao động ngoài nước - Ảnh: G.Tưởng

Sau khi đăng bài viết Bị vắt kiệt sức, lao động Việt Nam kêu cứu, ngày 10.7, hai lao động Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Văn Thông (quê Khánh Sơn, Nghệ An) cho biết đã được Công ty Bách nghệ toàn cầu (Glo-Tech) giải quyết thanh lý hợp đồng.
Do hai lao động này xin về nước trước hạn nên công ty thanh lý hợp đồng 9,7 triệu bao gồm: 6 triệu tiền phí dịch vụ và 3,7 triệu tiền đền bù những ngày đi làm không được nhận lương.

Mặc dù không đòi lại được số tiền đã chi trả cho “cò”, nhưng với số tiền gần 10 triệu đồng, người lao động phần nào được an ủi.

Anh Hải bộc bạch: “Cảm ơn Báo TN đã giúp chúng tôi đòi lại công bằng. Nếu không có sự lên tiếng của báo, chắc chắn giờ này chúng tôi khó có thể đòi lại được tiền. 10 triệu đồng chỉ là một khoản tiền nhỏ so với 1.800 USD đã bỏ ra, nhưng cũng hỗ trợ một phần giúp chúng tôi chi trả nợ nần ở quê”.


Trước đó, theo phản ánh của các lao động, sau khi được Công ty Glo-Tech đưa sang Ả Rập Xê Út làm công nhân làm đường, mỗi ngày phải làm việc 14 tiếng trong điều kiện thời tiết nắng nóng sa mạc gần 50 độ C; nhiều hôm phải ăn cơm trong bão cát; ốm đau không được đi bệnh viện…



Sự khổ cực và không được đối xử công bằng đã khiến lao động Việt Nam tại Ả Rập Xê Út không chịu đựng nổi, nhiều người đã xin hồi hương. Anh Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Văn Thông là hai lao động may mắn được về nước đợt đầu.
Anh Hải cũng cho hay, đã có thêm 3 lao động Việt Nam bị “kẹt” lại ở Ả Rập Xê Út cũng đã được chủ sử dụng lao động cho về. Các lao động đã đến công ty trình báo và chờ thanh lý hợp đồng.

Nguồn: Thu Hằng/ TN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét