Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Đói văn hóa giữa "rừng" công nghệ cao (Kỳ I)

Revolution fist.jpg

"Đảng Cộng sản luôn tự xưng là người đại diện cho giai cấp Công nhân nhưng lại thờ ơ, vô trách nhiệm với người lao động. Thậm chí họ còn siết chặt sự kiểm soát đối với người công nhân bằng tổ chức Công Đoàn quốc doanh. Điều đó chứng tỏ rằng, đảng Cộng sản chỉ lo cho lợi ích của bản thân và đồng đảng của họ. Và đó là thực trạng về giới công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" ( Luật Sư Nguyễn Văn Đài )

Kỳ 1: Sách báo là... xa xỉ
Theo khảo sát, ở Hà Nội hiện nay có 8 khu công nghệ và chế xuất, với hơn 20 vạn lao động đang làm việc, sinh sống, trong đó hầu hết là ở lứa tuổi thanh niên. Hàng vạn lao động trẻ vẫn phải sống trong khu nhà trọ rẻ tiền, ẩm mốc, đời sống khó khăn vì đồng lương ít ỏi đã đành. Nhưng đáng báo động là việc "đói" sách, báo, đài, tivi... đang biến họ thành "mù" văn hóa giữa những khu công nghệ cao.

Chúng tôi có mặt tại khu nhà trọ dột nát của ba công nhân ở Thộ Bầu, Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội vào chiều thứ 7, các em được nghỉ ở nhà. Khi gõ cửa, 3 cô gái mệt nhọc tiếp khách, theo các em, được ngày nghỉ chẳng biết làm gì nên người ngủ, người nằm nhắn tin cho bạn bè để giết thời gian. Tại thôn này, ngày nghỉ ngoài ra chợ quê ngắm người, ngắm thứ hàng hóa lặt vặt  không biết làm gì, sinh hoạt gì.

                                  
                                   Phóng viên đang trò chuyện với những công nhân khu chế xuất.

Trần Thị Lan, 20 tuổi, quê Lập Thạch, Vĩnh Phúc xuống cho biết: "Biết là thiệt thòi, không sách báo, đài, tivi nhưng làm sao được hả anh. Đi xem nhờ tivi thì không có chỗ, phải ra mấy quán, tiền đâu xem, còn sách báo có mượn cũng không có nơi cho thuê, không có ai cho mượn ấy chứ". Lan còn kể câu chuyện thế này làm chúng tôi thấy xót xa. Đó là cách đây chưa lâu, khi đại dịch lợn tai xanh đang hoành hành khắp nơi, Đông Anh cũng nằm trong "rốn" dịch của phía Bắc. Thế nhưng các em vẫn không nắm được thông tin gì nên cứ ăn thịt lợn ở chợ làng. Ngày đó, thấy thịt ế, người ta bán đổ bán tháo, rẻ gần như rau. Ba cô công nhân này lâu nay thắt lưng buộc bụng bèn "thả cửa" ăn thịt lợn vì "đại hạ giá". Bởi vì theo ước tính, lương bậc 2 của ba cô trừ đi BHXH chỉ còn 1,4 triệu đồng, tiền nhà, tiền điện nước, sinh hoạt khác... thì ăn uống kham khổ là chuyện thường, lấy đâu ra tiền mua thịt, đừng nói tới chuyện đặt báo, mua đài để boết tom tiức... Thế rồi một hôm có cô bạn từ trung tâm Hà Nội lên chơi, nhìn mâm cơm toàn thịt, cô bạn kinh ngạc nói: "Đang lợn tai xanh nguy hiểm, sao ăn nhiều thịt thế". Nghe vậy, cả ba cô công nhân kinh ngạc hỏi: "Lợn tai xanh là gì, có chết người không?". Nghe bạn giải thích, từ đó các cô mới nắm bắt được thông tin "nóng hổi" mặc dù nó đã diễn ra hơn 3 tháng trời.



Theo bạn Hiền, quê Chương Mỹ, Hà Nội nói: "Đó là do bọn em không được đọc báo, xem tivi nên mới đói thông tin như thế". Hiền còn cho biết thêm, các em chỉ biết những gì đang diễn ra trong ngõ, trong xưởng chứ thời sự xã hội không hề hay biết gì hết. Tình trạng này diễn ra ngay trong khu nhà nội trú của công nhân Kim Chung. Vốn là những tòa nhà 5, 6 tầng dạng hiện đại, mỗi phòng dành cho 6 công nhân, khang trang, chất lượng tốt. Mặc dù Ban quản lý nhà ở đã phối hợp với Công đoàn Hà Nội đem báo về nhưng tuần chỉ 2 tờ báo cho một tầng nhà, số người đọc chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mặc dù mỗi tầng nhà đã bố trí một tivi cho công nhân, ai thích xem giờ nào thì xem nhưng cũng chỉ đến giờ phim hay mới xem, bởi đi làm mệt nhọc, xem phải theo giờ nên dường như mọi thông tin, văn hóa cũng chỉ mù mờ. Ngay dưới sân khu nội trú dành cho công nhân, nhiều quán bia, quán nước có tivi màn hình lớn nhưng chỉ chiếu phim kiếm hiệp Hồng Kông - Trung Quốc để câu khách chứ không quan tâm đến việc cung cấp thông tin thời sự tinh thần, văn hóa bổ ích cho công nhân. Chị Nguyễn Thị Hoa, ở nhà D1, Khu công nghiệp Kim Chung cho biết: "Nhiều lúc muốn nắm bắt thông tin về nhiều lĩnh vực như chăm sóc da, giới tính, tình yêu hôn nhân... thì ngoài chiếc tivi mà hiếm xem được này thì không đủ. Bọn em mong Công đoàn và lãnh đạo xí nghiệp quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện đưa sách báo về cho bọn em có món ăn phong phú hơn về văn hóa tinh thần". Được biết, một khu nhà công nhân có chỗ ăn ở hiện đại, tiện nghi không khác gì các khu ký túc xá của sinh viên trong nội thành. Nhưng việc đói tinh thần lại là vấn đề nhức nhối nhất ở khu này, bởi ở ký túc xá đã có các thư viện, phòng đọc, còn chuyện sách báo đến với công nhân còn xa vời quá.

Phóng sự của Kim Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét