Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

Vụ công nhân ở Moscow diễn biến ra sao?

Giới Công nhân Việt Nam cần phải được bảo vệ. Họ phải được bảo vệ khỏi sự đàn áp, bóc lột của liên minh ma quỷ. Họ phải được thực thi các quyền chính đáng của mình là thành lập hội đoàn và tổ chức đình công, bãi công. Tình hình thực tại của giới Công Nhân Việt Nam đã trở nên khẩn thiết. Mọi giới, mọi tầng lớp hãy bày tỏ sự đoàn kết để bảo vệ giới công nhân đang bị áp bức trong một chế độ nhà nước độc tài."


Tới gặp gỡ công nhân có ông Nguyễn Hùng Anh, bí thư thứ nhất, thường trực ban công tác cộng đồng tại Đại sứ quán, ông Trần Duy Bình, thuộc công ty HICC1 (Công ty Đầu tư Xây dựng Cổ phần số 1 ở Hà Nội ) - công ty môi giới đưa người sang Nga làm việc, và ông Trung, thuộc bộ Lao động được cử sang Moscow để giải quyết trước những khiếu nại của công nhân tại đây.


                     
                      

                               Một số công nhân làm cho Vinastar nói đã bị chủ lao động đánh đập.

Trong cuộc phỏng vấn với BBC Việt Ngữ, ông Nguyễn Hùng Anh, nói những công nhân Việt Nam "vi phạm luật ở Nga sẽ do phía Nga giải quyết chứ Sứ quán không làm gì được".

Nghe phỏng vấn ông Nguyễn Hùng Anh

Theo lời ông Nguyễn Hùng Anh, việc "vi phạm luật của công nhân Việt Nam là đã không đăng ký hộ khẩu".

Tuy nhiên ông nói thêm phía Đại sứ quán Việt Nam đã đề xuất với phía Nga đưa các công nhân này về nước theo nguyện vọng của họ.

Chị Đặng Thị Phượng, công nhân sang Nga làm được 11 tháng, cho biết cũng đã bị chủ gọi vào sau khi biết chị gọi điện đi cầu cứu và chủ đã cho nhân viên đưa chị đi cùng một phụ nữ khác, chị Vũ Thị Thu Hà - một phụ nữ cho biết chi đã bị đánh hôm 17/7.

Hai phụ này cho biết họ bị từ chối không được phép thay quần áo trước khi đi và cũng không được biết đang bị đưa đi đâu, bất chấp việc họ khóc lóc xin cho về.

Nghe câu chuyện của chị Đặng Thị Phượng

Vẫn theo hai phụ nữ này thì họ bị đưa đi "gửi tạm" ở một xưởng may khác từ hôm 17 tới rạng sáng ngày 19/7 mới được đưa về lại.

Một trong số những nói rằng đã bị chủ lao động đánh là anh Nguyễn Văn Đông ở Thanh Hóa cho biết đã bị con trai của bà chủ, là ông Nguyễn Tiến Anh, gọi vào văn phòng và cùng với một số người khác đánh đập và một công nhân khác, tên Hưng, cũng cho biết đã bị đánh.

Các công nhân này cho biết họ đang rất lo sợ và rất mong được sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng để được đưa về nước, đặc biệt lo lắng cho số phận của 6 người trong nhóm gồm ông Tiêu Hoàng Quế, bà Phạm Thị Mão, bà Thắm, ông Hoàng Văn Khánh (chồng bà Thắm), ông Sáng và bà Mỹ, những người họ nói là đại diện cho số công nhân đình công.


Sáu người này được đưa về lại vào ngày 19/7 nhưng chiều 20/7 lại bị đưa đi và theo tin mới nhất từ gọi tới BBC thì cả sáu người này nay đã được đưa về lại.

Hiện nay BBC vẫn đang tìm cách liên lạc với công ty Vinastar để lấy phản hồi của công ty trước những cáo giác của các công nhân đang đình công.

Trong khi đó có cáo buộc của một chủ xưởng may ở Moscow, đề nghị giấu tên, về tình trạng 'công nhân tố cáo sai sự thật để tống tiền doanh nghiệp'.

Sứ quán VN ở Nga 'không làm gì được'

Trong cuộc phỏng vấn với BBC Việt Ngữ qua điện thoại, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam ở Moscow, ông Nguyễn Hùng Anh, nói những công nhân Việt Nam vi phạm luật ở Nga sẽ do phía Nga giải quyết chứ "Sứ quán không làm gì được".

Và việc vi phạm luật của công nhân Việt Nam, theo lời ông Nguyễn Hùng Anh, "đó là đã không đăng ký hộ khẩu".

Hôm thứ Năm 19/7, đại diện sứ quán Việt Nam tại Moscow đã cùng người của Bộ Lao động Việt Nam, đại diện công ty HICC1, tới gặp các công nhân đang đình công tại nhà máy thuộc công ty Vinastar.

Mục tiêu là để nghe các công nhân trình bày nguyện vọng được hồi hương vì bị đánh đập, không chịu được cảnh lao động vất vả không đúng hợp đồng và nay lo sợ cho tính mạng của mình.

Những lời tố cáo của họ đã được đăng tải gần đây và thân nhân của một số người liên tục tìm cách thông báo về tình trạng họ nói là "con cái bị ngược đãi" tại Nga.

Về phía mình, ông Nguyễn Hùng Anh nói thêm phía Đại sứ quán Việt Nam đã đề xuất với phía Nga đưa các công nhân này về nước theo nguyện vọng của họ.

Trước những kêu cứu của phía công nhân đang làm việc tại nhà máy thuộc công ty Vinastar, ông Hùng Anh cho biết không có bằng chứng về việc những công nhân này bị đánh đập và phía Nga thì nói có tình trạng tố cáo tập thể sai sự thật.

"Mặc dù các công nhân lãn công, nhưng yêu cầu của Sứ quán là không được ngược đãi công nhân và vẫn phải đối xử với họ như với những người đi làm," ông Hùng Anh nói.

Và việc giải quyết visa cho công nhân Việt Nam về nước cũng sẽ phải do phía các nhà chức trách Nga giải quyết, theo quan chức ngoại giao Việt Nam.

Cùng ngày, BBC cũng nói chuyện qua điện thoại với một số công nhân vào giờ trưa thứ 6 và sẽ đăng tải ý kiến của họ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét