Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Công nhân bao giờ cũng là thành phần bị áp bức!

“Bùng nổ” tranh chấp lao động, công đoàn “nghiêng” về giới chủ

Revolution fist.jpg
Nguyên nhân chính dẫn đến những hành vi bóc lột và coi thường người lao động xuất phát từ nhà nước độc tài. Trong bối cảnh xã hội mà những quyền cơ bản của con người bị hạn chế và ngăn cản thì đó là miếng mồi ngon cho những kẻ kinh doanh mồ hôi xương máu của con người. Bản thân người lao động không có thói quen đòi quyền lợi trước một nhà nước độc tài hà khắc, thì nay họ càng ngơ ngác trước các chủ tư bản nước ngoài. Nhà nước độc tài, giới chủ bóc lột và công đoàn nhà nước cùng hướng tới một mục tiêu: Đó là kìm kẹp và bóc lột sức lao động của người Công nhân để thu được lợi nhuận tối đa.
 
Không chỉ số vụ tranh chấp lao động- đình công tại các dịa phương ngày càng tăng mà quy mô và tính chất của vụ việc cũng có chiều hướng phức tạp hơn.

Đình công hàng vạn người, kéo dài nhiều ngày

Mặc dù đa phần doanh nghiệp đã tiến hành tăng lương và còn tăng cao hơn mức quy định của Nhà nước, thế nhưng trong bối cảnh tình hình giá cả ngày càng đắt đỏ, trong những tháng đầu năm trên địa bàn TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai đã diễn ra nhiều cuộc đình công đòi quyền lợi với số lượng công nhân tham gia lên tới hàng ngàn người.
Giải quyết tranh chấp lao động luôn là bài toán khó và không dễ gì giải quyết ngày một ngày hai. (Ảnh minh họa)
Giải quyết tranh chấp lao động luôn là bài toán khó và không dễ gì giải quyết ngày một ngày hai. Ảnh minh họa

Theo thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bình Dương thì 6 tháng đầu năm nay đã có 150 vụ tranh chấp lao động tập thể và đình công tại 142 doanh nghiệp với gần 80 ngàn công nhân tham gia, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều vụ diễn ra với quy mô lớn, thời gian kéo dài nhiều ngày khiến sản xuất đình trệ nghiêm trọng. Đáng chú ý là vụ đình công của trên 6.000 công nhân Công ty TNHH Chí Hùng (Đài Loan) ở huyện Tân Uyên (chuyên sản xuất giày da) kéo dài suốt trong 8 ngày liền gây thiệt hại nặng nề đến sản xuất kinh doanh.
Tại TP.HCM, theo thống kê từ đầu năm đến nay đã có 132 vụ tranh chấp lao động- đình công tập thể với số lượng công nhân tham gia trên 72 ngàn người (tăng trên 120% so với cả năm ). Đặc biệt, mới đây nhất, tại Công TNHH Pouyuen ở quận Bình Tân (chuyên sản xuất giày da) có tới 12 ngàn công nhân tham gia đình công, kéo dài trong 8 ngày (từ 21/6 đến 29/6) khiến công ty này phải cho toàn bộ 92 ngàn công nhân của toàn công ty nghỉ việc một tuần nhưng vẫn trả lương…

“Phong trào” kiện chủ sử dụng lao động

Số vụ tranh chấp lao động cá nhân cũng diễn ra theo chiều hướng tăng vọt, mà hầu hết nguyên nhân do người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Giữa tháng 6/2011, nhiều công nhân tại Công ty TNHH Chinli chuyên sản xuất đồ nhựa ở Khu công nghiệp Việt Hương (Bình Dương) lần lượt đâm đơn lên Thanh tra Ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dương đòi Công ty Chinli bồi thường quyền lợi vì công ty này đã chấm dứt hợp đồng trái pháp luật với họ, thế nhưng công ty đã khăng khăng từ chối không chịu giải quyết. Tại buổi đối thoại, giải quyết khiếu nại, ông Nguyễn Minh Lành - Chánh Thanh tra Ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dương đã nhấn mạnh: việc sa thải, chấm dứt hợp đồng với những lao động này của Công ty Chinli là chưa phù hợp; Chinli cần phải có đầy đủ chứng cứ chứng minh người lao động vi phạm mới được sa thải, chấm dứt hợp đồng…

Với trường hợp này, Luật sư Lưu Văn Tám- thuộc Đoàn luật sư Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết: Việc sa thải, chấm dứt hợp đồng phải theo đúng trình tự thủ tục. Chủ sử dụng lao động phải chứng minh được người lao động có lỗi, nếu chưa chứng minh lỗi mà sa thải là sai quy định và đương nhiên phải bồi thường những quyền lợi hợp pháp theo đúng quy định cho người lao động…

Mỗi năm riêng tại Bình Dương, TP.HCM, Đồng Nai… có hàng trăm vụ người lao động kiện doanh nghiệp ra tòa vì đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Trong số đó có một lượng lớn các trường hợp tòa đã tuyên cho người lao động thắng kiện và buộc công ty phải bồi thường với một khoản tiền cho người lao động là không nhỏ.

                     

Nói về nguyên nhân của tình trạng tranh chấp lao động - đình công diễn ra ngày càng rậm rộ như hiện nay, ông Nguyễn Phùng Trung - Phó Giám đốc sở Lao động Thương binh và Xã hội Bình Dương cho biết: Một phần vì đời sống của người lao động ngày càng khó khăn do giá cả leo thang nên đình công đã trở thành “phong trào” của công nhân để họ đòi chủ doanh nghiệp tăng lương, tăng quyền lợi cho mình. Hơn nữa, một số doanh nghiệp còn chưa nắm chắc luật nên thực hiện chưa đầy đủ, nghiêm túc pháp luật về lao động.

Đặc biệt nhất là vai trò của công đoàn cơ sở còn yếu kém. Hiện số doanh nghiệp có công đoàn còn quá khiêm tốn và hoạt động không hiệu quả, vì hầu hết chủ tịch công đoàn công ty thường kiêm trưởng phòng nhân sự nên rất thân thiết với chủ sử dụng lao động và thường nghiêng về giới chủ nhiều hơn. Trong số hàng ngàn vụ tranh chấp - đình công diễn ra trong thời gian qua trên cả nước hầu như chưa có một cuộc đình công nào do công đoàn đứng ra lãnh đạo. Điều đó cho thấy sự yếu kém của tổ chức này trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét