Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Kinh Hoàng Bữa Cơm Công Nhân kỳ 1: Cơm công nhân từ bếp tới bàn

Revolution fist.jpg

Nguyên nhân chính dẫn đến những hành vi bóc lột và coi thường người lao động xuất phát từ nhà nước độc tài. Trong bối cảnh xã hội mà những quyền cơ bản của con người bị hạn chế và ngăn cản thì đó là miếng mồi ngon cho những kẻ kinh doanh mồ hôi xương máu của con người. Bản thân người lao động không có thói quen đòi quyền lợi trước một nhà nước độc tài hà khắc, thì nay họ càng ngơ ngác trước các chủ tư bản nước ngoài. Nhà nước độc tài, giới chủ bóc lột và công đoàn nhà nước cùng hướng tới một mục tiêu: Đó là kìm kẹp và bóc lột sức lao động của người Công nhân để thu được lợi nhuận tối đa.

TT - Một suất ăn công nhân được nhà thầu chế biến như thế nào? Phóng viên Tuổi Trẻ đã ghi nhận toàn cảnh bức tranh của bữa cơm công nhân với đủ trò “giật gấu vá vai”, teo tóp đến đau lòng...



                 

Thịt được xử lý ngay trên nền gạch bẩn (ảnh chụp tại một cơ sở của Công ty MH, Khu công nghiệp Mỹ Phước 1, Bến Cát, Bình Dương) - Ảnh: H.L.

Sáng 23-4, có mặt tại một cơ sở thuộc Công ty MH, chuyên nấu khẩu phần ăn cho các công ty trong Khu công nghiệp Mỹ Phước 1 (Bến Cát, Bình Dương), chúng tôi tận mắt chứng kiến “công nghệ” chế biến khẩu phần ăn kinh hoàng của cơ sở này.

“Chiến trường” trên nền gạch


Có ba công nhân gồm một đầu bếp, hai phụ bếp đang hì hục chuẩn bị cho 150 suất ăn. Trong căn nhà rộng liên tục vang lên những tiếng quăng xoong, chậu loảng xoảng, giữa sàn nhà nhầy nhụa mỡ, be bét cơm vụn dư thừa và một số phế phẩm nằm lăn lóc.
Trên bàn cạnh đó, hai thợ phụ lúi húi bốc khẩu phần ăn vào khay thức ăn. Thức ăn gồm cải thìa luộc, gà chiên và trứng luộc. Tất cả đều được đựng trong ba chậu thau nhôm lớn thủng lỗ chỗ và rách tả tơi. Tại đây, chúng tôi chứng kiến màn ném, chặt thịt gà như luyện võ và màn chế biến thịt gà nhanh như ảo thuật.

Từ trong kho đá chứa thực phẩm, người đầu bếp tên Đoàn ì ạch mang ra một bao tải lớn đựng thịt gà. Ngay lập tức anh ta nâng cao bao tải quá đầu ném huỳnh huỵch xuống nền gạch nhoe nhoét cơm, rau thải. Cú ném mạnh khiến bao tải gà lăn như một quả bóng. Không vỡ.
Lần tiếp theo anh ta cố rướn hết sức ném “phựt” khiến khối thịt gà trong bao tải vỡ làm đôi. Một miếng bay vèo vào tận trong nhà cách đó 5m, miếng kia nằm ngay dưới chân. Đứng quan sát, chúng tôi chứng kiến tất cả bốn lần anh ta thực hiện màn ném, đá thịt gà ngay trên nền gạch bẩn.

Bên cạnh là một “bãi chiến trường” khi một đống khay inox đang được hai thợ phụ dùng vòi tưới thay cho công đoạn rửa bằng tay. Sau một lúc săm soi khối thịt, người thanh niên nhanh chóng dùng chân đi dép lê lùa những miếng thịt nằm vung vãi lẫn trong cơm, rau thải và nước rửa chén giữa nền nhà cho vào nồi. Đôi dép lê dùng để lùa thịt gà là đôi dép người thanh niên đi khắp nơi, từ nhà vệ sinh đến ngoài đường. Một số miếng thịt thối được vứt ra nền nhà trước đó cũng được người thanh niên tống vào nồi.

Đến màn chặt thịt gà. Người thanh niên tiếp tục đặt thớt giữa nền nhà nhầy nhụa, hỗn tạp cơm, rau, nước rồi bặm môi chặt. Từng khối thịt cứng vì đông đá quá lâu ngày nhanh chóng được chặt bôm bốp thành những miếng nhỏ và lăn lóc giữa nền nhà bê bết nước. Bỏ qua công đoạn rửa sạch thịt, người thanh niên hốt thẳng đống thịt vào một thau lớn, cho gia vị rồi dùng tay trần nhào trộn.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại cơ sở này những loại thực phẩm như rau, chả cá, canh... đều được thực hiện y như khâu làm thịt gà. Nghĩa là tất cả đều được vứt giữa nền nhà. Kể cả khay dùng đựng thức ăn cho công nhân chỉ được rửa qua loa bằng cách dùng vòi tưới.


                          


Nước lạnh được đổ vào xô để “chế biến” thành canh (ảnh chụp tại cơ sở nấu suất ăn công nghiệp ở vòng xoay An Phú, Dĩ An, Bình Dương) - Ảnh: H.L.


Chế biến canh từ nước lạnh

Sáng 24-4, chúng tôi có mặt tại một cơ sở nấu suất ăn công nghiệp ở vòng xoay An Phú (Dĩ An, Bình Dương) do ông chủ tên Bảo quản lý. Tại cơ sở này, dù ngày chủ nhật nhưng vẫn có trên mười thợ phụ quần quật chuẩn bị khẩu phần ăn cho trên 1.000 suất tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 2. Từ khâu cắt thịt, bóc trứng, xào rau, nấu canh... đều được phân công từng người đảm nhiệm. Đặc biệt, tại đây khâu nấu canh được thực hiện bằng một “công nghệ” vô cùng đơn giản, nhanh gọn. Trong phần canh mang đến cho công nhân ăn chỉ có 30% là canh đã được nấu sôi và có tới 70% nước lạnh trộn lẫn vào.

Bỏ qua công đoạn phi hành mỡ, rau ngót sau khi rửa được một thanh niên to con bốc bỏ vào một nồi nước đang sôi sùng sục. Rau bỏ vào “luộc” được 5 phút, người thanh niên nhanh chóng vớt ra chia đều vào bốn xô lớn cạnh đó. Nước cũng được chia đều chứa khoảng 1/3 xô. Sau đó, anh ta lần lượt đổ vào mỗi xô canh thêm hai xô nước lạnh. Tất cả đầy lên. Việc cuối cùng của anh ta là cho vào mỗi xô canh một ít hành phi. Vậy là thoáng chốc nhà bếp đã chế biến xong món canh rau ngót láng váng mỡ hành.

Tại cơ sở này, ngoài công nghệ “phù phép” canh từ ít thành nhiều bằng nước lạnh, ở khâu chế biến thịt bò cũng vô cùng cẩu thả. Tại góc dành để nấu nướng, sau khi lỡ làm đổ thịt bò xuống nền nhà be bét nước một thanh niên thản nhiên bốc ngay vào chảo tiếp tục xào nấu. Khâu bóc vỏ trứng cạnh bên có tất cả bốn công nhân ngồi thực hiện thì sau một hồi làm việc một thanh niên gác hẳn cả hai chân lên vành thau đựng trứng. Trong màu nước vẩn đục, nhiều quả trứng bị dập toe toét lòng đỏ vẫn được ngâm và khi vớt ra cho luôn vào chảo dầu đang sôi.

HOÀNG LỘC - ANH THOA

1 nhận xét:

  1. * Tôi có người chị ruột năm ngoái đi làm công cho một công ty chuyên chế biến, cung cấp suất ăn cho công nhân làm việc tại các công ty ở Bình Dương. Sau vài tháng đi làm, chị trở nên gầy guộc và xanh xao thấy rõ. Gia đình thắc mắc, chị cho biết do thiếu ăn, ít ngủ. Ngạc nhiên, gia đình hỏi tại sao làm cho cơ sở cung cấp suất ăn mà lại đói thì chị bảo không phải thiếu ăn mà là... không dám ăn.




    Chị cho biết nguyên tắc chung của cơ sở chị làm là không được bỏ bất cứ thứ gì, từ rau củ, thịt cá mới mua về hay trữ trong kho. Theo chị, việc xử lý nguyên liệu bữa ăn bằng... chân là bình thường, cũng như việc chủ cơ sở sử dụng rau già, rau héo cùng những gì Tuổi Trẻ nêu là hoàn toàn chính xác, song vẫn chưa thấm vào đâu so với việc chế biến bữa ăn nơi chị từng làm. Do cơ sở chị làm rất đắt hàng nên người làm công đôi khi được huy động sang làm nhiều khâu khác nhau. Công việc chính của chị là chuẩn bị, chia suất ăn và phụ vận chuyển suất ăn ra xe để chở đến các công ty. Tuy nhiên nhiều lần chị được điều xuống phụ ở khâu xử lý nguyên liệu và nấu ăn.




    Chị nói sợ nhất là khâu xử lý nguyên liệu. Nhiều lần chị và các bạn làm chung phát nôn khi xử lý thịt gà. Hàng đống bao thịt gà nghe nói mới nhập về được bốc từ xe tải xuống nước nhỏ ròng ròng, mùi hôi tanh nồng nặc. Khi mở bao ra, chất lỏng từ trong bao chảy tràn ra nền nhà, trông sền sệt, đùng đục, thịt gà đã rã như bắt đầu giai đoạn phân hủy. Nhiều thau nước tẩm hóa chất được bày ra, thanh niên mạnh tay khiêng bao thịt gà đổ ào vào thau. Nước hóa chất trong thau bỗng chốc “sủi tim”. Thịt gà được vớt ra, tiếp tục cho vào thau khác tương tự... Nhiều lần như thế, thịt gà từ trạng thái nhầy nhụa, vàng đục bỗng dưng được “hóa kiếp” trắng phau, rắn lại. Rửa qua nước lạnh một lần, thế là xong công đoạn xử lý thịt gà và đưa vào chế biến.




    Ngoài ra, củ cải trắng, cà chua, rau xanh được mua về bất kể non già, cũ mới, tươi úa mục ruỗng gì cũng đều được trộn chung (cùng loại). Không phải ngâm và rửa trong thau, chúng được để trong rổ và rửa bằng cách dùng vòi nước xịt như người ta... rửa xe vậy. Gọi là cắt rau cho sang chứ thật ra là... băm trên những cái thớt to đùng ít khi được rửa.




    Chị bảo trước kia khi chưa được điều vào phụ khâu nấu ăn thì còn dám ăn cơm tại cơ sở, nhưng từ khi xuống phụ ở khâu này thì chị sợ thức ăn của chính cơ sở mình làm ra. “Nấu cho người ta ăn chứ hầu hết người làm ở đây không ăn” - chị bảo vậy. Cơ sở chị làm rất xa chợ, lại là người ở xa đến không rành đường đi nước bước nên chị đành trung thành với mì gói và trứng luộc cùng với ít rau chọn kỹ khi cơ sở mua về. Sau vài tháng, chị phải “bỏ của chạy lấy người” do sức khỏe ngày càng sút giảm...

    Trả lờiXóa