Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

CÁI GÌ ĂN ĐƯỢC ĐẢNG ĂN HẾT RỒI CÒN ĐÂU ĐẾN DÂN : Người nghèo nhắm mắt ăn thịt ôi, hoa quả thối?


Revolution fist.jpg
"Nếu như họ hứa vài trăm năm hay một ngàn năm nữa xây dựng thành công Chủ nghĩa Cộng sản thì còn có chút hy vọng, đằng này cứ đằng đẵng một cách vô thời hạn như thế. Thử hỏi người dân làm sao có thể chịu đựng nổi, trong khi đó thì những bất công và sai trái luôn hiện hữu hằng ngày hằng giờ? Cuộc sống của con người thì có giới hạn, làm gì có ai có thể chờ đợi Đảng Cộng sản xây dựng thành công Chủ nghĩa Cộng Sản? Đã hơn 60 năm kể từ khi đảng Cộng sản cướp chính quyền, cho đến bây giờ họ vẫn loanh quanh “quá độ” để đưa đất nước đi lên Chủ nghĩa Cộng sản. Tốt nhất là đảng Cộng sản hãy thú nhận trước lịch sử và nhân dân rằng: Chủ nghĩa Cộng sản là hoang tưởng, và con đường họ đang đi là sai lầm. Họ nên tự giải thể chế độ độc tài Cộng sản sai trái để tránh thêm những đổ vỡ và mất mát cho dân tộc Việt Nam."

Thịt ôi vẫn đắt khách

Không giống như những phiên chợ bình thường, họp vào buổi sáng hoặc buổi chiều tối để phục vụ hai bữa cơm chính của người dân, chợ Vồ ở đường Quang Trung quận Hà Đông (TP. Hà Nội) ngày nào cũng họp từ tầm giữa trưa đến 14h chiều. Người ta vẫn gọi nơi đó là chợ nhưng thực chất đó chỉ là một đoạn vỉa hè có nhiều người bày bán thịt cá.

                       thịt heo
                                        Thịt cá vẫn được bày bán ngay tại lòng đường, vỉa hè

Gà phanh thây được bày chỏng chơ trên những bao xi măng te tua được xé làm đôi để bệt xuống đất. Bên cạnh những tảng thịt lợn xam xám bốc mùi thum thủm. Bà bán thịt miệng nhanh nhảu mời khách mua hàng, tay vẫn không ngừng cầm chiếc que có buộc túi bóng te tua ở đầu xua từng đám ruồi nhặng bu đen đỏ.

Không khó để nhận thấy đó là những hàng đã "quá hạn sử dụng". Vừa đưa chén nhân trần đá cho khách, chủ một quán nước đối diện với chợ Vồ cho biết: "Nguồn hàng của chợ này đa số là do bán ế ở các chợ khác, khi đã không còn tươi ngon họ đem về đây bán tống bán tháo mong thu lại được tí vốn".

Thấy một người phụ nữ đội chiếc nón hơi cũ ngồi nghỉ bên quán trà đá sau khi nhễ nhại chọn mua thịt và cá biển tôi mon men bắt chuyện. Trong câu chuyện dông dài người phụ nữ này cho biết chị này tên Hảo quê ở Nam Định cùng chồng lên thành phố làm thuê, vợ bán hàng xe đẩy, chồng làm xe ôm. "Tiền thì chẳng kiếm được nhiều hơn, có tháng còn kiếm được ít hơn ngày trước mà giá cả thì tăng vù vù. Tôi và nhiều chị khác ở cùng xóm trọ phải đi đến những chợ xa hơn, mặc cả để mua được hàng rẻ hơn mà xem ra tiền vẫn tuột khỏi tay nhanh lắm".

Khi hỏi chị có biết thịt ở chợ này ôi không, chị cười gượng gạo: "Nó hơi ôi một tí nhưng bù lại giá rẻ bằng nửa. Nếu như mua ở nơi khác thì mỗi lạng thịt lợn sấn cũng mất 12 nghìn đồng thì ở đây chỉ từ 5-6 nghìn đồng. Chúng tôi dân lao động cũng không cần tươi lắm, về cho ít mì chính, gia vị vào là cũng có thể đưa cơm được rồi. Chứ mua đồ kia  thì còn đâu tiền dôi ra".

Vừa sắp lại đồ chị Hảo vừa nói: "Chỉ tranh thủ thời gian đi mua thức ăn giờ lại phải về đi bán hàng tiếp. Tầm trưa này người ta mua không nhiều nhưng thi thoảng vẫn gặp khách. Đành phải để tạm rau vào chỗ mát vẩy ít nước cho tươi, còn thịt thì xát ít muối rồi tối về mới có thời gian nấu được". Uống cạn cốc nước nhân trần, chị tần ngần kéo chiếc dây rút của chiếc túi vải màu nhờ nhờ đỏ, moi ra tờ 2 nghìn đồng cũ. Tay vê vê đuôi tiền, khẽ vuốt một lượt cho thẳng, chị Hảo đưa trả chủ quán rồi uể oải xách túi thức ăn ra về.

Mua hoa quả thối về dỗ con

Anh Hà, công nhân của một nhà máy ở Thanh Xuân (Hà Nội) tâm sự: "Vợ chồng có một mụn con đang học lớp mẫu giáo lớn. Ăn uống tằn tiện đã đành nhưng để con khổ thì không nỡ. Cháu ngoan không dám vòi vĩnh bố mẹ mua đồ chơi nhưng nghe cháu kể nhà bạn Gia Huy đi ăn nhà hàng, rồi nhà bạn Quốc Khánh đi ăn hải sản... mà người làm cha mẹ như mình thấy đau lòng quá"..

Với mức thu nhập của cả hai vợ chồng anh như hiện nay thì cho con đến trường là một việc hết sức cố gắng. Vợ anh khá đảm đang nên sáng thổi cơm cho cả nhà ăn cùng muối vừng, vừa chắc dạ cho người lao động chân tay như vợ chồng anh vừa đỡ tốn kém. Nấu nhiều cơm một chút để mang cặp lồng đến công ty ăn trưa. Thỉnh thoảng trong bữa cơm buổi tối có thêm chút hoa quả.

Thứ quả mà vợ anh mua thường phải nói tránh với con là "quả được chim ăn" vì thường bị gọt đi một góc. Vào mùa hè, hoa quả nhanh hỏng, người bán hàng thường loại riêng những quả bị ủng, dập nát... ra một bên để bán với giá rẻ hơn. Bơ được cắt đi phần thối rồi bán với giá từ 10-15 nghìn (bơ tươi ngon có giá từ 40 - 50 nghìn). Mãng cầu bị thối một phần cũng còn chỉ từ 10-15 nghìn. "Không mua hoa quả cho con cũng tội mà mua loại ngon thì không đủ tiền nên đành phải mua loại hoa quả tươi giá rẻ, gọt chỗ hỏng đi, phần còn lại vẫn ngon mình đem xay sinh tố. Vừa tiết kiệm lại vẫn có món khoái khẩu cho bé con nhà mình", chị Hằng vợ anh Hà chia sẻ.

Gần đây, báo chí đã phản ánh tình trạng mua bán hoa quả thối tại chợ Long Biên, chợ đầu mối về hoa quả lớn nhất miền Bắc. Một phần trong số hoa quả này được tuồn vào các quán nước giải khát sinh tố, số khác được đem ra các chợ để bán lẻ cho những người dân có thu nhập thấp. Kể cả người mua lẫn người bán thứ hoa quả ấy đều là người nghèo.

Người bán hàng đến chợ đầu mối vừa mua vừa xin vừa nhặt nhạnh tại thùng rác hoa quả thối rồi về chợ bán với giá rẻ bằng một nửa hoặc 1/3 giá quả tươi. Người mua, vì giá rẻ mà tặc lưỡi mang về dù biết có nhiều mầm bệnh đang ẩn chứa trong thứ thức ăn nguy hiểm ấy.

Thành Huế đưa tin

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét